»

Thứ hai, 24/02/2025, 02:21:25 AM (GMT+7)

Đắk Lắk: Hàng nghìn hộ dân vùng sâu “khát nước”

(09:43:19 AM 29/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn khốc liệt nhất của mùa khô. Tại tỉnh Đắk Lắk, nắng nóng kéo dài không chỉ ảnh hưởng lớn đến sản xuất mà còn khiến gần nghìn hộ dân vùng sâu, vùng xa huyện Krông Bông thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

 

Người dân thôn 4, xã Hòa Lễ đi lấy nước nước trong mùa mưa - Ảnh: baodaklak.vn

 

 Theo thống kê của phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, đến nay trên địa bàn toàn huyện đã có gần 1.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Hầu hết các xã trong huyện đều có các hộ dân thiếu nước sinh hoạt, nhưng tập trung chủ yếu ở các xã Khuê Ngọc Điền 100 hộ, Cư Kty 300 hộ, Yang Reh 171 hộ, Hòa Thành 100 hộ, Dang Kang 86 hộ, Ea Trul 60 hộ, Hòa Lễ 20 hộ, Hòa Tân 80 hộ… Dự báo, nếu thời tiết nắng nóng kéo dài khoảng 1 tháng nữa thì số hộ thiếu nước sinh hoạt sẽ là 1.650 hộ và mức độ sẽ nghiêm trọng hơn. 


Nóng nhất là ở xã Cư Kty với hơn 300 hộ dân đang thực sự “khát nước” . Do hạn hán kéo dài nên hầu hết các giếng đào ở đây đã khô kiệt. Từ Tết Nguyên đán đến nay, các hộ dân thôn 2 và 3 của xã phải dùng xe công nông, xe bò, quang gánh xếp hàng đi xa hơn một cây số mua nước về dùng. Chị Huỳnh Thị Ngọc Thảo ở thôn 2 ngao ngán cho biết, gia đình chị mỗi ngày dùng hết 4 phuy nước tốn 20 nghìn đồng. Chị nhẩm tính từ đầu mùa khô đến giờ đã tốn gần 2 triệu đồng tiền mua nước sinh hoạt. Ở đây nhà nào cũng rơi vào cảnh này từ 3 -4 năm nay. Theo lãnh đạo xã Cư Kty, trên địa bàn đã được nhà nước đầu tư một công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trị giá trên 10 tỷ đồng. Nhưng các hộ dân thôn 2 và 3 chưa được hưởng lợi vì thiếu kinh phí để đầu tư xây dựng đường ống. UBND xã cũng đã xin huyện hỗ trợ kinh phí để đấu nối đường ống đến các thôn nhằm giúp người dân thoát khỏi tình cảnh này. 


Hàng trăm hộ dân ở xã Hòa Thành cũng nằm trong tình cảnh tương tự. Tại thôn 1 và thôn 6 đã có trên 70% số hộ bị thiếu nước sinh hoạt. Giếng đào thì cạn nước, trong khi đó giếng khoan có nước lại bị nhiễm phèn không sử dụng được. Chính vì vậy người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn nước phục vụ sinh hoạt. Do xã chưa có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nên nhiều hộ phải mua nước bình về dùng hoặc dùng nước nhiễm phèn. 


Ông Phạm Phú Thiên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Krông Bông cho biết, để khắc phục tình trạng thiếu nước, trước mắt huyện đồng ý trích 80 triệu đồng để tăng đường ống đưa nước sinh hoạt đến các khu dân cư ở xã Cư Kty. Phòng đã chỉ đạo các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân sử dụng nước tiết kiệm, chia sẻ nguồn nước với các hộ thiếu nước; đồng thời vận động nhân dân đào sâu, nạo vét thêm các giếng bị cạn để bảo đảm nguồn nước. Riêng xã Hòa Thành có phương án xin tỉnh hỗ trợ kinh phí để khoan từ 12-13 giếng khoan ở 6 thôn, xã sẽ trích kinh phí xây dựng bể chứa nước tập trung, còn người dân sẽ đóng góp tiền điện bơm nước… 


Tình trạng thiếu nước ở các hộ dân trên địa bàn huyện Krông Bông đã diễn ra trong nhiều năm và ngày càng nghiêm trọng. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của các hộ dân nơi đây. Vì vậy, chính quyền các cấp tỉnh Đắk Lắk cần có phương án khảo sát, xây dựng các công trình cấp nước tập trung phù hợp tất cả các thôn để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Anh Dũng - Phạm Cường (TTXVN)
Từ khóa liên quan: nước, thiếu, Đắk Lắk, dân
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đắk Lắk: Hàng nghìn hộ dân vùng sâu “khát nước”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI