»

Thứ hai, 24/02/2025, 02:24:21 AM (GMT+7)

Đắk Lắk: Cần hài hòa phát triển thủy điện với du lịch trên sông Sêrêpôk

(09:23:17 AM 06/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Các công trình thuỷ điện được xây dựng trên sông Sêrêpôk đã mang lại “nguồn sáng”, phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên cũng như cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực những công trình thuỷ điện này đã trở thành một trong những nguyên nhân “bóp chết” nhiều khu du lịch ở Đắk Lắk.

Ảnh IE



Sông cạn, du lịch chết

Mới bước vào mùa khô nhưng hơn 20km của đoạn Sêrêpôk phía hạ lưu nhà máy thủy điện Sêrêpôk 4, đoạn đi qua 3 xã Krông Na, Ea Huar, Ea Wer và Vườn Quốc gia Yok Đôn của huyện Buôn Đôn đã khô kiệt. Nguyên nhân là do thủy điện Sêrêpốk 4A (công suất 64 MW do Công ty Cổ phần Thủy điện Buôn Đôn làm chủ đầu tư) sau khi hoàn thành đã lấy toàn bộ nguồn nước xả từ thủy điện Sêrêpốk 4 về kênh dẫn dòng của mình để phục vụ phát điện, trong khi lưu lượng nước xả trở lại sông quá ít. Nước sông cạn kiệt đã ảnh hưởng tiêu cực đến đến môi trường, sản xuất, sinh hoạt của các buôn đồng bào dân tộc thiểu số sống cạnh dòng Sêrêpôk cũng như hoạt động của ngành du lịch.

Ảnh hưởng nặng nề nhất là Khu du lịch thác Bảy nhánh (ở buôn N’Drêch, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn) của Công ty Du lịch Sinh thái Bản Đôn. Nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột gần 40 km về phía Tây - Bắc, thác Bảy nhánh vốn là một thắng cảnh đẹp, một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Hàng năm, khu du lịch này đón khoảng trên 15.000 du khách. Vào thời điểm này những năm trước, khách du lịch đến đây tấp nập để được đứng trên cầu treo ngắm nhìn dòng nước chảy, cưỡi voi khám phá các đảo hoang...Năm nay, mùa cao điểm du lịch đã bắt đầu nhưng cụm thác này vắng hoe do đoạn sông Sêrêpôk chảy qua đây đã cạn trơ đáy. Thác Bảy nhánh bây giờ chỉ là một bãi đá khô khốc với những rặng si cổ thụ héo quắt vì thiếu nước. Không có nước chảy qua nên nhiều sản phẩm du lịch như đi cầu treo ngắm thác, đi thuyền độc mộc, câu cá, khám phá đảo hoang...cũng "chết" theo.

Ông Nguyễn Trụ, Giám đốc Công ty Du lịch Sinh thái Bản Đôn buồn bã: Lượng khách đến với Khu du lịch thác Bảy nhánh giảm 80% so với mọi năm. Mười đoàn khách vào đây thì có đến tám đoàn quay ra. Du khách vào chơi thác nhưng sông khô kiệt nên họ cũng không có hứng thú để sử dụng các dịch vụ khác. Không có doanh thu đồng nghĩa với việc thu nhập của hơn 20 nhân viên Công ty Du lịch sinh thái Bản Đôn bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, điều mà ông Trụ lo lắng nhất là làm sao vẫn giữ được các hợp đồng và tạo niềm tin cho các du khách quốc tế, nhất là các đoàn khách từ Nga mà Công ty đã ký hợp đồng trước đó. Nếu họ hủy tour thì không biết lấy tiền đâu để đền bù hợp đồng.

Cách Khu du lịch thác Bảy nhánh không xa, Trung tâm Du lịch Buôn Đôn - một điểm du lịch hấp dẫn du khách bậc nhất ở Đắk Lắk cũng chung số phận. Hầu hết các sản phẩm du lịch của Trung tâm đều gắn với dòng Sêrêpôk hoang sơ, hùng vĩ. Sông Sêrêpôk đoạn chảy qua đây giờ nhiều chỗ cạn trơ đá, những vũng nước tù bốc mùi hôi thối, những rặng si cổ thụ tạo nên Khu du lịch Cầu treo - Bản Đôn cũng bắt đầu "chết" khát. Nước sông quá cạn khiến nhiều sản phẩm như đi thuyền độc mộc khám phá dòng sông, cưỡi voi vượt dòng Sêrêpôk...không hút khách làm Trung tâm thất thu rất lớn. “Nếu như các ngành chức năng không sớm vào cuộc tìm biện pháp để điều hòa lại nguồn nước cho sông Sêrêpôk thì chẳng bao lâu nữa sinh cảnh của Trung tâm Du lịch Buôn Đôn sẽ bị phá hủy hết. Du khách đến với Buôn Đôn sẽ một đi không trở lại”, ông Nguyễn Đức, Phụ trách Trung tâm búc xúc.

Cần phát triển hài hòa giữa thủy điện và du lịch


Hiện nay, dòng Sêrêpôk qua địa phận 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đã có 8 nhà máy thủy điện đi vào hoạt động. Những nhà máy thuỷ điện này phân bố theo bậc thang. Khi nhà máy thuỷ điện trên xả nước và phát điện thì các thủy điện phía dưới mới có nước để phát điện và xả nước trở lại sông Sêrêpôk. Khi thành lập dự án xây dựng thuỷ điện Sêrêpôk 4A các chuyên gia, nhà quản lý, truyền thông đã cảnh báo về những tác động tiêu cực của công trình này đến việc phát triển các khu, điểm du lịch ở Buôn Đôn. Và thực tế đã chứng minh, hai khu du lịch năm trên dòng Sêrêpốk trong phạm vi tác động của nhà máy này đang “chết” dần.

Trước tình trạng trên, Công ty Du lịch sinh thái Bản Đôn đã có công văn yêu cầu Công ty Cổ phần Thủy điện Buôn Đôn - chủ đầu tư nhà máy thủy điện Sêrêpôk 4A phối hợp tìm giải pháp khắc phục đưa nước vào thác Bảy nhánh. Sau khi tiến hành khảo sát, hai bên thống nhất phương án là nổ mìn phá một ghềnh đá để đưa nước từ nhánh chính của sông Sêrêpôk vào các nhánh phụ. Tuy nhiên, phương án này vẫn chưa được các ngành hữu quan đồng ý vì nếu phá ghềnh đá sẽ làm mất đi vẻ đẹp của cụm thác nổi tiếng này.

Phát biểu trong cuộc họp báo định kỳ tháng 2 vào chiều 3/3, ông Trần Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định: Ngành công nghiệp thủy điện du lịch đều quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Không vì thủy điện mà bỏ du lịch hay ngược lại, mà phải để hai ngành này cùng phát triển hài hòa, cùng khai thác tốt tiềm năng của dòng Sêrêpôk đem lại nhiều lợi ích cho đồng bào các dân tộc, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những tác động đến môi trường. Ông Trần Hiếu đã chỉ đạo các ngành liên quan sớm kiểm tra, khảo sát, có giải pháp hữu hiệu giải quyết dứt điểm việc nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4A chuyển dòng làm đoạn sông Sêrêpôk đi qua huyện Buôn Đôn khô kiệt ảnh hưởng đến kinh doanh du lịch.

Anh Dũng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đắk Lắk: Cần hài hòa phát triển thủy điện với du lịch trên sông Sêrêpôk

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI