»

Thứ tư, 22/01/2025, 19:12:03 PM (GMT+7)

Công ty TNHH Well Union xả thải trực tiếp ra biển

(19:51:37 PM 07/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Lúa mất mùa, nguồn hải sản bị cạn kiệt, sức khoẻ hàng trăm hộ dân bị đe doạ bởi doanh nghiệp tại huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) nuôi tôm xả thải trực tiếp ra môi trường.

Cá tôm chết, sức khoẻ người dân bị đe doạ

Theo phản ánh của hàng trăm hộ dân sinh sống tại địa bàn các thôn 9, thôn 7 và thôn 2 (xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá), suốt trong nhiều năm nay, công ty TNHH Well Union (có trụ sở đóng tại xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia) thường xuyên xả thải trực tiếp ra môi trường khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, sức khoẻ và đời sống của nhân dân bị đảo lộn.
 Cả một vùng biển xã Hải Lĩnh bị nhiễm bẩn đen ngòm do nước thải của Cty Well Union nhiều năm qua.

 

Ông Lê Bá Cung, công dân thôn 7, xã Hải Lĩnh bức xúc, “từ khi dự án nuôi tôm công nghiệp của Công ty TNHH Well Union (Cty) triển khai, nguồn nước ngọt phục vụ tưới cho đồng ruộng bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Cánh đồng lúa của bà con bị khô hạn thường xuyên do công ty khoan giếng cỡ lớn để hút nước ngọt từ lòng đất lên pha với nước biển bơm vào đầm nuôi tôm”.
“Nghiêm trọng hơn, công ty này đã cho xây một đường cống ngầm, ngang nhiên xả nước thải trực tiếp ra biển khiến cá tôm chết hàng loạt. Nhiều ngư dân đã phải bỏ nghề đi làm ăn xa vì không thể kiếm sống được bằng nghề đi biển nữa”, ông Cung cho hay.
“Những ngày hanh khô, hàng trăm hộ dân làng chài và ngư dân đánh cá quanh cửa biển này thường xuyên bị tra tấn bởi mùi hôi thối bốc lên từ cống xả nước thải của trại tôm. Mỗi khi nước thải chảy ra, cả một vùng biển rộng hàng kilômet vuông đen ngòm”, ông Nguyễn Văn Hường (68 tuổi), một ngư dân xã Hải Lĩnh bức xúc cho biết.
Ngang nhiên xả thải nhiều năm
Theo phản ánh của người dân địa phương, việc xả thải của doanh nghiệp này diễn ra ngang nhiên cả ngày lẫn đêm và từ nhiều năm nay nhưng không thấy cơ quan chức năng nào xử lý. 
 Nhiều lão ngư làng biển hoang mang lo lắng vì cuộc sống gia đình bị đảo lộn

  

Tại thời điểm phóng viên có mặt tại hiện trường, dù đang là ban ngày, có hàng trăm ngư dân địa phương đang kéo lưới gần đó nhưng miệng cống từ trong trại nuôi tôm vẫn chảy ra như một dòng suối...

Một đường cống ngầm dài khoảng hơn 50m nối từ trong khu đầm tôm công ty ra bờ biển. Dòng nước đen kịt, đầy những cặn bã và xác tôm chết từ phía trong chảy ra. Dòng nước thải đổ ra rất lớn cuốn phăng cả bờ cát dày tạo thành một dòng kênh đen ngòm, nước đặc quánh bùn đất và rác...

Ông Mai Văn Kiệm, Chủ tịch UBND xã Hải Lĩnh cho biết: “Những gì nhân dân phản ánh là chính xác. Chính quyền địa phương đã nhiều lần kiểm tra, thực tế là họ (doanh nghiệp nuôi tôm), xả nước trực tiếp ra môi trường. Mới đây, đích thân tôi ra thị sát thì thấy họ đang xả thải. Nhiều cạn bã, xác tôm trôi theo dòng nước đen ngòm. 

Địa phương không có điều kiện về phương tiện khoa học để đo đạc chính xác nồng độ ô nhiễm nhưng chắc chắn màu nước, mùi hôi là có thể khẳng định không đảm bảo rồi”.


Chính quyền bức xúc nhưng bất lực...

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Hải Lĩnh, khu vực bờ biển của xã trước kia trong xanh, sạch sẽ thì nay đã bị ô nhiễm nặng, mùa hè cả một khu vực hôi nồng, nhân dân không dám ra tắm. Cá tôm quanh khu vực cũng chẳng còn ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm hộ dân trên địa bàn.
“Sắp tới địa phương sẽ tiếp tục mời đại diện công ty lên làm việc để giải quyết dứt điểm tình trạng này”, ông Kiệm nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Nghi, cán bộ Địa chính, môi trường xã Hải Lĩnh cho biết thêm, vấn đề ô nhiễm tại Cty Well Union là rất nhức nhối trong nhiều năm nay. Nhiều lần tiếp xúc cử tri huyện, tỉnh và cả Quốc hội, nhân dân rất bức xúc đã phản ánh tình trạng này nhưng không có phản hồi gì.

“Cách đây mấy tháng, cán bộ phòng tài nguyên huyện, Sở tài nguyên về lấy mẫu nước, đo đạc, kiểm tra nhưng đến nay không thấy hồi âm trở lại cho nhân dân và chính quyền địa phương” - ông Nghi nói.

(Nguồn: Thanh Lê/VNN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Công ty TNHH Well Union xả thải trực tiếp ra biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI