»

Thứ hai, 20/01/2025, 20:55:01 PM (GMT+7)

Công trình nước sạch tiền tỷ bị bỏ hoang ở Quảng Ngãi

(08:18:42 AM 19/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Hơn 1000 hộ dân của xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đang đối diện với nỗi lo về sức khỏe khi hằng ngày phải sử dụng nguồn nước nhiễm mặn, nhiễm bẩn nặng; đặc biệt là vào mùa khô. Trong khi đó, công trình hệ thống cấp nước sinh hoạt của xã do Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Quảng Ngãi xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 5,8 tỷ đồng, đến nay sau gần 4 năm vẫn bỏ hoang một cách lãng phí.

Công[-]trình[-]nước[-]sạch[-]tiền[-]tỷ[-]bị[-]bỏ[-]hoang[-]ở[-]Quảng[-]Ngãi

Ảnh minh hoạ

 

Là xã vùng ven biển, nguồn nước của Nghĩa An phần lớn bị nhiễm mặn nên việc sử dụng nguồn nước ngọt là rất hiếm. Bà Võ Thị Lệ Thu, Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết: Toàn xã có hơn 4000 hộ dân, trong đó hơn 1000 hộ ở 4 thôn Phổ Trường, Phổ Trung, Phổ An và Tân An nằm trong vùng ảnh hưởng nặng. Xã đã kiến nghị với Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Quảng Ngãi đầu tư xây dựng hệ thống dẫn nước sạch về xã. Tuy nhiên, đến nay, hạ tầng đã xây xong, đường ống chính đã lắp đặt nhưng vẫn chưa có nước. Người dân chỉ còn cách dùng những nguồn nước tự nhiên sẵn có dù biết rằng lâu dài sẽ nguy hại đến sức khỏe. 


Theo ông Phạm Đình Huy, cán bộ địa chính - xây dựng xã Nghĩa An, khi công trình được đầu tư, xã đã vận động, kêu gọi người dân tham gia giải phóng mặt bằng, các hộ này vui mừng lắm, hưởng ứng ngay. Xã cũng nghĩ tới việc sẽ mở rộng đường dẫn nếu giai đoạn đầu hệ thống hoạt động tốt. Thế nhưng, hi vọng được sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh còn xa vời khi đến phút cuối người dân xã Nghĩa Hà (thành phố Quảng Ngãi) phản đối Trung tâm khoan giếng tại địa phương họ, dù rằng trước khi khởi công xã này đã đồng ý. 


Để xác thực điều mà chính quyền địa phương cung cấp, chúng tôi tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Thùy Thơi nằm ngay cạnh nghĩa địa ở thôn Phổ Trung, một trong 4 thôn bị nhiễm mặn, nhiễm bẩn nặng nhất của xã Nghĩa An. Theo bà Thơi, nhà khá giả thì mua máy lọc nước về dùng (khoảng 5 - 6 triệu đồng/máy), còn nhà mình không có tiền, chỉ biết nhắm mắt mà dùng trực tiếp nguồn nước bơm từ giếng khoan lên. Nước nhiễm mặn, nhiễm bẩn khó uống lắm. Ba thế hệ gia đình chúng tôi đều dùng chung nguồn nước này. 


Rời Nghĩa An, chúng tôi lại lên đường sang xã Nghĩa Hà, đầu mối cung cấp nước sạch cho công trình tìm hiểu thực hư. Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hà lý giải: “Người dân trong xã phản đối không cho Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh khoan giếng là xuất phát từ nhiều lý do. Họ cho rằng, nếu khoan giếng khai thác nước sạch nhiều sẽ làm hao hụt mạch nước ngầm, không có nước để tưới, sinh hoạt; hóa chất trong đất sẽ thẩm thấu vào mạch nước của xã, đến đời con cháu không có nước mà dùng. Ngoài ra, dân còn bức xúc vì Trung tâm xây dựng công trình ngay tại địa phương mà không thông qua dân? Dân còn yêu cầu Trung tâm xây dựng tuyến kênh N621 dẫn nước về đồng ruộng thì mới cho khoan giếng; khi đưa vào sử dụng công trình thì chỉ mỗi người dân xã Nghĩa An được hưởng lợi chứ dân địa phương không được hưởng lợi gì. Họ còn yêu cầu Trung tâm không thu tiền dịch vụ đối với 100 hộ dân của xã sử dụng nước từ hệ thống… Trước tình hình đó, xã đã tuyên truyền vận động người dân nhiều lần nhưng dân vẫn không chịu nghe”. 


Ông Nguyễn Văn Thuộc, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Quảng Ngãi khẳng định: Nước ngầm là nước mặt thẩm thấu xuống chứa trong khe hở của đất, được lọc qua một số tầng địa chất, khi no thì nước mặt không thẩm thấu nữa, chứ không phải tự trong lòng đất sinh ra. Khoan khai thác hợp lý thì không có chuyện tụt mạch hay cạn kiệt nước ngầm như người dân Nghĩa Hà nghĩ. Trung tâm cũng khảo sát kỹ tại hai khu vực khoan giếng thăm dò, trữ lượng phục hồi ngang bằng với trữ lượng khai thác, thậm chí cao hơn. 


Cũng theo ông Thuộc, việc người dân Nghĩa Hà phản đối Trung tâm khoan giếng vì xây dựng công trình mà không thông qua dân là vô lý. Vì Trung tâm đã làm thủ tục báo cáo kinh tế kỹ thuật hơn 1 năm, được UBND huyện Tư Nghĩa (nay là UBND thành phố Quảng Ngãi) đồng ý. Trung tâm cũng đã cho xây dựng tuyến kênh N621 theo nguyện vọng của người dân xã Nghĩa Hà, đến nay cũng sắp hoàn thành đưa vào sử dụng. Thế nhưng, khi Trung tâm đặt máy khoan giếng thì dân lại kéo ra ngăn cản. “Còn việc ai sử dụng nước thì phải đóng phí, điều đó là hiển nhiên, nước là tài nguyên quốc gia chứ không phải của riêng ai mà đòi hỏi phải miễn phí dịch vụ cả”- ông Thuộc nói. 


Được biết, từ khi công trình hoàn thành đến nay, Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Quảng Ngãi đã có hàng chục cuộc họp với người dân xã Nghĩa Hà nhưng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, công trình thì vẫn “đắp chiếu” nằm chờ. Về hướng giải quyết trong thời gian tới, ông Thuộc cho hay, Trung tâm sẽ đề nghị cho UBND thành phố Quảng Ngãi cưỡng chế để đưa vào sử dụng công trình này nếu chính quyền xã Nghĩa Hà không giải quyết được với dân. Nhất thiết phải đưa nguồn nước sạch cho người dân xã Nghĩa An vì họ đang “khát” từng ngày từng giờ. 


Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Nghĩa An có tổng mức đầu tư hơn 5,8 tỷ đồng, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng giữa năm 2010, đến cuối năm 2011 hoàn thành trên diện tích 500m2 tại xã Nghĩa Hà với công suất thiết kế 1.210m3/ngày đêm. Công trình này sẽ cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho hơn 11.500 người dân/2.070 hộ năm 2018 thuộc 5 thôn gồm Phổ Trường, Phổ An, Phổ Trung, Tân An (xã Nghĩa An) và thôn Sung Túc (xã Nghĩa Hà) với tiêu chuẩn 60 lít/người/ngày đêm. 


Việc để một công trình nước sạch tiền tỷ “đắp chiếu” gần 4 năm trời là rất lãng phí, đòi hỏi các ngành hữu quan sớm vào cuộc khắc phục ngay tình trạng này, chứ đừng xây xong rồi để…ngắm.

 

Lê Phước Như Ngọc
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Công trình nước sạch tiền tỷ bị bỏ hoang ở Quảng Ngãi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI