»

Thứ bảy, 18/01/2025, 05:15:08 AM (GMT+7)

Chuyên gia Nhật Bản tắm sông Tô Lịch sau xử lý

(23:28:11 PM 08/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Chiều 8-8, chuyên gia Nhật Bản, TS Kubo Jun đã tắm, ngụp lặn dưới sông Tô Lịch để chứng minh hiệu quả của việc thí điểm làm sạch sông Tô Lịch ở Hà Nội.

Chuyên[-]gia[-]Nhật[-]Bản[-]tắm[-]sông[-]Tô[-]Lịch[-]sau[-]xử[-]lý

Chuyên gia Nhật Bản, TS Kubo Jun tắm dưới sông Tô Lịch để chứng minh hiệu quả của việc thí điểm làm sạch sông Tô Lịch - Ảnh: HOÀNG THANH TÙNG

 
16h chiều 8-8, tại khu vực thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản, đông đảo người dân và các cơ quan báo chí đã chứng kiến chuyên gia Nhật Bản ngụp lặn dưới sông Tô Lịch.
 
TS Kubo Jun, cố vấn kỹ thuật Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản, đã ngâm mình dưới bể nước đạt tiêu chuẩn sau khi xử lý bằng công nghệ. Ông dùng nước giội lên đầu và ngụp lặn dưới nước để chứng minh độ an toàn của nguồn ngước sau khi đã được xử lý.
 
Sau khi lên bờ, ông Kubo Jun chia sẻ: "Nguồn nước đã qua xử lý không còn mùi hôi, kể cả khi tôi ngụp lặn xuống dưới nước và giội nước lên đầu cũng không thấy mùi gì bất thường. Tôi thấy nước trong bể cũng giống như những bể bơi thông thường khác".
 
Chuyên[-]gia[-]Nhật[-]Bản[-]tắm[-]sông[-]Tô[-]Lịch[-]sau[-]xử[-]lý
Chuyên gia Nhật Bản ngâm mình trong bể nước đã qua xử lý - Ảnh: HOÀNG THANH TÙNG
 
Ông Nguyễn Văn Thế (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tỏ ra khá bất ngờ khi chứng kiến cảnh chuyên gia ngụp lặn dưới sông Tô Lịch. 
 
"Quan sát bằng mắt thường cũng có thể thấy rõ nước trong bể sạch hơn nước sông rất nhiều. Nhưng về chất lượng nước thì tôi vẫn không tin là nước đã sạch. Tôi không nghĩ rằng có thể giội nước của con sông 'chết' này lên đầu, thậm chí còn ngụp sâu dưới nước. Hi vọng với công nghệ xử lý này sẽ cứu được con sông", ông Thế nói.
 
Chuyên[-]gia[-]Nhật[-]Bản[-]tắm[-]sông[-]Tô[-]Lịch[-]sau[-]xử[-]lý
Mẫu nước được lấy dưới bể đã qua xử lý nhìn bằng mắt thường khó nghĩ rằng đây chính là nước sông Tô Lịch - Ảnh: HOÀNG THANH TÙNG
 
Khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch gồm 4 bể: Thứ nhất là bể yếm khí, dùng để đặt tấm Bioreator kích hoạt các vi sinh vật kị khí.
 
Bể thứ hai là bể hiếu khí, dùng để đặt máy sục khí Nano kích hoạt vi sinh vật hiếu khí.
 
Bể thứ ba là bể bùn hữu cơ phân hủy, các bùn vô cơ sẽ lắng đọng lại.
 
Cuối cùng là bể nước sạch đạt quy chuẩn Việt Nam có thể dùng tắm rửa được.
 
Chuyên[-]gia[-]Nhật[-]Bản[-]tắm[-]sông[-]Tô[-]Lịch[-]sau[-]xử[-]lý
Chuyên gia Nhật Bản ngụp lặn dưới nước để chứng minh độ an toàn của nguồn ngước sau khi đã được xử lý - Ảnh: HOÀNG THANH TÙNG
 
Trước đó, chương trình thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản đã chính thức được khởi động từ tháng 5-2019. Dự án được kỳ vọng sẽ cải thiện được môi trường, giảm ô nhiễm tại sông Tô Lịch.
 
Chuyên[-]gia[-]Nhật[-]Bản[-]tắm[-]sông[-]Tô[-]Lịch[-]sau[-]xử[-]lý
Khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch gồm 4 bể xử lý - Ảnh: HOÀNG THANH TÙNG
DƯƠNG LIỄU
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chuyên gia Nhật Bản tắm sông Tô Lịch sau xử lý

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI