»

Thứ hai, 24/02/2025, 15:25:03 PM (GMT+7)

Cà Mau: Sông ô nhiễm, thiếu nước mặn nuôi tôm

(09:02:59 AM 15/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Người dân nuôi tôm dọc kênh xáng Lương Thế Trân, xã Lương Thế Trân và xã Thạnh Phú (huyện Cái Nước, Cà Mau) phản ảnh nguồn nước mặn ở sông, rạch phục vụ nuôi thủy sản ngày càng bị ô nhiễm do một số nhà máy chế biến thủy sản xả nước thải chưa qua xử lý xuống sông, rạch.

Sông ô nhiễm, thiếu nước mặn nghiêm trọng- Ảnhh minhh họa

 

Ông Mạc Văn Quân, nông dân có 11 đầm tôm công nghiệp cặp kênh xáng Rạch Rập - Nhà Phấn (ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú), cho biết: “Tôi bơm nước từ sông lên xử lý qua hệ thống ao lắng một lần rồi nuôi tôm suốt vụ. Nếu giữa vụ mà đầm tôm thiếu nước thì trông chờ vào nước mưa chứ không dám lấy nước sông vì ô nhiễm ngày càng nặng. “Tôm thiếu nước mặn chậm lớn, rủi ro cao. Trong vòng một năm rưỡi nay gia đình tôi thất trắng ba vụ tôm rồi” - ông Quân than thở.

 

Ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch UBND xã Thạnh Phú, xác nhận nước kênh xáng Lương Thế Trân ô nhiễm nặng do một số nhà máy chế biến thủy sản xả nước thải như người dân phản ảnh. Ngày 13-8, xã đã báo cáo thực trạng này cho lãnh đạo huyện. Cùng ngày, Chi cục Môi trường Cà Mau đã lấy mẫu nước thải tại một số xí nghiệp ở Khu công nghiệp Hòa Trung để phân tích. Đây là lần thứ hai người dân ấp Sở Tại bức xúc tố cáo các xí nghiệp chế biến thủy sản gây ô nhiễm môi trường nước. Năm 2010, từ phản ảnh của người dân, các cơ quan chức năng kiểm tra và UBND tỉnh Cà Mau đã xử phạt năm xí nghiệp xả nước thải không qua xử lý.

(Nguồn: TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cà Mau: Sông ô nhiễm, thiếu nước mặn nuôi tôm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI