»

Thứ hai, 24/02/2025, 04:57:26 AM (GMT+7)

Bình Định:42 “quả bom” nước lơ lửng trước mùa mưa bão

(16:31:10 PM 27/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Bình Định có 161 công trình thủy lợi, trong đó, ngoài những hồ đập lớn mới xây dựng như Định Bình, Văn Phong... được đánh giá là an toàn, số còn lại đều tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố. Theo Chi cục Thủy lợi, đê điều và phòng chống lụt bão Bình Định, hiện có 42 công trình thủy lợi được xếp vào nhóm “quan tâm đặc biệt”. Đó thực sự là những “bom nước” lơ lửng trên đầu hàng triệu người, khi mùa mưa bão đang đến gần.

42[-]“quả[-]bom”[-]nước[-]lơ[-]lửng[-]trước[-]mùa[-]mưa[-]bão

Vá víu tạm thời tại một công trình thủy lợi. Ảnh: X.N

 

Trứng treo đầu gậy

Hồ Núi Một (xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn) xây dựng năm 1978, được sửa chữa, nâng cấp một lần vào năm 2000. Với sức chứa 110 triệu mét khối, cung cấp nước tưới cho 6.000ha đất nông nghiệp, đây là một trong những CTTL trọng điểm phía nam Bình Định. Núi Một nay “xếp hàng” trong nhóm 42 hồ đập có nguy cơ xảy ra sự cố bất cứ lúc nào.

Ông Nguyễn Xuân Phú - Chi cục phó CCTL, ĐĐ - PCLB - mô tả: “Bờ trái máng phun hạ lưu tràn xả lũ bị xói lở, gây mất ổn định tường tràn và má; cống lấy nước có ống thép luồn bên trong bị rạn; van côn rò rỉ lưu lượng 20 - 50 lít/giây...”. 

Tại huyện Hoài Ân, số lượng hồ chứa rệu rã lên đến 11 đơn vị. Hồ Phú Khương (tưới 150ha) mái thượng lưu đập chưa gia cố đã bị sạt, nước thấm qua thân, cửa cống không thể đóng kín. Đập Đá Bàn nước cũng thấm thân, cống bậc thang rò rỉ. Ở huyện Phù Mỹ, đập Hội Khánh (tưới 700ha) hầu như thấm chảy... toé loe từ trên xuống dưới, cả thân, nền đập lẫn cống lấy nước.

“Thương tật cũ vá víu chưa xong, hư hại mới đã lù lù xuất hiện” - Chi cục trưởng CCTL, ĐĐ - PCLB Bình Định Phan Xuân Hải cám cảnh. Ông Hải, ngày 24.9 cung cấp cho PV Lao Động kết quả phân loại mới nhất: 18/42 công trình (CT) bị tổn thương thân đập; 13 CT “có vấn đề” ở cống lấy nước; 17 CT có tràn xả lũ biến dạng trầm trọng. Ngoài ra, hàng loạt điều kiện an toàn khác cũng đang bị uy hiếp: Cầu công tác lún, nứt; hành lang xả lũ không được quy hoạch hoặc bị lấn chiếm...

Ông Hải nói: “Chúng tôi đã đề xuất hàng loạt giải pháp cấp bách, bao gồm không tích nước trong năm 2013 đối với hai hồ Hố Cùng (Phù Mỹ), Suối Mây (Vân Canh) và gia cố tạm thời theo thứ tự ưu tiên 17 CT khác như Hóc Tranh, Đá Vàng, Núi Một, Mỹ Thuận, Hóc Xeo, Hóc Mỹ, Cự Lễ, Hội Khánh, Giàn Tranh...”.

Lửa bỏng nước sôi thế nhưng hiệu lực khuyến cáo này tới đâu thì còn tùy thuộc vào “bầu sữa” ngân sách. Cũng tin từ CCTL, ĐĐ - PCLB Bình Định, ngay từ đầu tháng 8.2013, một nỗ lực cảnh báo nguy cơ sự cố kèm các giải pháp kỹ thuật đã được phát đi, tuy nhiên, cho đến nay, gần như toàn bộ số hồ đập khoanh vùng báo động vẫn cứ “bình chân như vại”.

Chỉ 5% số nhân lực có trình độ kỹ thuật

131/161 hồ đập ở Bình Định, theo phân hạng, là loại nhỏ, dung tích dưới 3 triệu mét khối, chiều cao dưới 15 m và được quản lý bởi các hợp tác xã hay UBND xã, huyện. Chỉ 27 hồ chứa có thông số kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 285 - 2002. Hầu hết hồ chứa đều được xây dựng từ những năm 1980 theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” trong điều kiện kinh phí hạn chế, kỹ thuật thô sơ, ít duy tu, bảo dưỡng thường xuyên.

Càng hoang mang hơn, khi chúng được quản lý, vận hành chỉ với những nhân viên “chân lấm tay bùn”, tức những nông dân thứ thiệt chưa từng được đào tạo chuyên ngành như quy định hiện hành. Cả tỉnh hiện chỉ có 100/2000 nhân viên có trình độ trung cấp thủy lợi trở lên, phần lớn tập trung vào các công trình đầu mối thuộc Cty quản lý - khai thác các công trình thủy lợi. Số còn lại là “tay ngang”, hưởng phụ cấp trên, dưới 1 triệu đồng/ tháng.

Thu nhập còm cõi, kỹ thuật mù mờ, đối tượng phục vụ lại là những hồ đập rải rác ở vùng xa xôi hẻo lánh nên khó có thể kêu gọi sự tận tâm tận lực ở họ. Một đội ngũ như thế càng khiến bức tranh hồ đập Bình Định vốn nhiều mảng tối lại càng thêm mỏng manh trước mùa mưa bão.
Xuân Nhàn (Báo Lao Động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bình Định:42 “quả bom” nước lơ lửng trước mùa mưa bão

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI