»

Thứ tư, 30/10/2024, 20:19:28 PM (GMT+7)

Ban quản lý hồ Tây bác tin đồn lấp hồ

(11:33:49 AM 14/08/2017)
(Tin Môi Trường) - Ban quản lý hồ Tây (Hà Nội) hôm nay phủ nhận thông tin đang đồn thổi trên mạng xã hội rằng "một phần hồ Tây đang bị lấp".

Những này qua, trên trang cá nhân của một số người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thật đăng một số hình ảnh hoạt động nạo vét bùn ở hồ Tây (đoạn đầu đường Nguyễn Đình Thi), thể hiện lo lắng trước việc chính quyền đang lấp hồ. Thông tin trên sau đó được một số diễn đàn và cá nhân dẫn lại với nhiều ý kiến bình luận.

 
Ngày 13/8, Phó ban quản lý hồ Tây Nguyễn Anh Tuấn cho hay "những hình ảnh trên mạng chỉ là các biện pháp thi công" của dự án nạo vét cải tạo lòng hồ Tây từ số 2 đến 10 đường Nguyễn Đình Thi (khu vực Hãng phim truyện Việt Nam cũ). Việc này có thể khiến nhiều người làm việc ở khu vực này hiểu nhầm và lo lắng về cảnh quan của hồ.
 
“Dự án đã được phê duyệt. Tất cả các biện pháp thi công đều có sự thẩm định của các sở, ngành liên quan”, ông Tuấn nói.
 
Ban[-]quản[-]lý[-]hồ[-]Tây[-]bác[-]tin[-]đồn[-]lấp[-]hồ
Việc nạo vét lòng hồ Tây. Ảnh: Võ Hải.
 
Về hình ảnh bùn được tập kết san bằng sát bờ khiến nhiều người nghi hồ đang bị lấp, ông Tuấn giải thích: Đơn vị thi công tạo ra khu vực để chứa bùn mới được hút từ lòng hồ lên, sau khi được lắng, khô, sẽ chuyển toàn bộ số bùn đi, trả lại nguyên trạng diện tích mặt nước hồ Tây.
 
Theo chủ đầu tư là Ban quản lý hồ Tây, dự án nạo vét trên khu vực khoảng 4ha; dài 540m; rộng 70m; khối lượng bùn khoảng 30.000m3; kinh phí 4-5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách quận; hoàn thành trong năm nay.
 
 

Ban[-]quản[-]lý[-]hồ[-]Tây[-]bác[-]tin[-]đồn[-]lấp[-]hồ

 
Biển thông tin dự án được dựng công khai tại công trường. Ảnh: Võ Hải.
 
Tại phiên họp HĐND Hà Nội cuối năm 2016, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho hay, sau sự cố cá chết hàng loạt ở hồ Tây đầu tháng 10, thành phố đã mời một số công ty tư vấn trong và ngoài nước khảo sát Hồ Tây.
 
“Theo 3 công ty độc lập, muốn làm sạch Hồ Tây phải nạo vét khoảng 1,2 triệu khối bùn. Hiện hồ có những khu vực chỉ sâu 0,5m nước và 1,7m bùn”, ông Chung nói và cho hay muốn biến hồ Tây thành khu du lịch trong tương lai thì thành phố phải có kế hoạch tổng thể.
 
Hà Nội sẽ nạo vét đáy, làm sạch nước, hoàn thiện hệ thống gom nước thải của 8 cửa xả, khảo sát làm cột phun nước cao từ 180 m đến 200 m tạo điểm nhấn. Thành phố cũng đã làm việc với các đơn vị liên quan để xây cầu tàu phục vụ đua thuyền và lướt ván ở Hồ Tây.
 

Hồ Tây (quận Tây Hồ) là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất nằm ở phía Tây Bắc trung tâm Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi hơn 17 km, là một phần của sông Hồng cũ sau khi chuyển dòng.

 
Hệ thủy sinh vật Hồ Tây có khoảng 72 thực vật nổi, 47 loài tảo bám đáy, 37 loài động vật nổi, 29 loài động vật đáy (thuộc nhóm tôm, cua, trai, ốc, giun…), 12 loài giáp xác, 46 loài cá.
 
Theo Võ Hải (VnExpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ban quản lý hồ Tây bác tin đồn lấp hồ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI