»

Thứ năm, 28/11/2024, 03:03:00 AM (GMT+7)

Xử lý nước hồ Tây - Bao giờ

(00:03:13 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Nhiều giải pháp được đưa ra để xử lý nước hồ Tây nhưng không biết đến bao giờ mới có thể thực hiện.

Nhiều giải pháp được đưa ra để xử lý nước hồ Tây nhưng không biết đến bao giờ mới có thể thực hiện.

 

Năm 2001, một dự án nâng cao chất lượng nước hồ Tây với những hạng mục: "Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải các lưu vực xung quanh hồ Tây và xây dựng hệ thống xử lý nước lấy từ sông Hồng bơm vào hồ Tây" thành tâm điểm chú ý, khiến nhiều nhà khoa học phải lên tiếng.

 

Một hội đồng phản biện được thành lập, chứng minh tính phi thực tế khi bơm nước sông Hồng vào hồ Tây. Kết quả, dự án chỉ triển khai ở việc đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Tuy nhiên, ngay khâu này cũng nhiều vướng mắc.

Nhiều rác trên mặt hồ Tây. Ảnh: Như Ý.


Theo tiến sĩ Đặng Dương Bình, nguyên trưởng phòng Tài nguyên&Môi trường (Sở Tài nguyên Môi trường&Nhà đất Hà Nội): “Quá trình triển khai chậm vì vướng việc chọn nhà đầu tư trong hay ngoài nước chứ không phải vướng về công nghệ”.

Khi có chủ trương xã hội hoá trong công tác bảo vệ môi trường, một số doanh nghiệp trong nước đã báo cáo các cơ quan quản lý một dự án tương tự để xử lý nước hồ Tây. Các dự án này có giá rẻ hơn, và như vậy thành phố sẽ được một hệ thống xử lý nước ở hồ Tây mà không phải lo đến khoản nợ về sau.  

Nhưng các nhà đầu tư trong nước vẫn phải chờ do đã có cam kết với phía Áo. Vậy mà,  “dù Việt Nam cho phép các nhà đầu tư triển khai nhưng có một số trục trặc nên phải đàm phán lại”, Ông Trần Đức Vũ – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết.

 

Chỉ cần vét bùn và ngừng xả nước thải

 

Để nâng cao chất lượng nước hồ Tây, giáo sư Hà Đình Đức, Khoa sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, góp ý: “Không nên can thiệp thô bạo vào hồ Tây, bởi theo phân tích các chỉ tiêu hóa lý của Viện Hóa học, các hợp chất thiên nhiên cho thấy, nước mặt Hồ Tây tương đối sạch, đáp ứng các yêu cầu của TCVN”.

 

Giáo sư Đức cho rằng chỉ cần quan tâm đến các biện pháp như xây kè đá, trồng thêm cây xanh, điều chỉnh lượng nước thải vào hồ. Tốt nhất là nước thải phải qua xử lý, làm sạch trước khi đổ vào hồ. Tiếp đó liên tục theo dõi, kiểm tra chất lượng nước định kỳ, kịp thời dự báo những vấn đề nảy sinh.

 

Tiến sĩ Đặng Đình Kim, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Môi trường, cho rằng: “Biện pháp chủ yếu là nạo vét bùn lòng hồ, loại bỏ phần tích lũy ô nhiễm hàng trăm năm nay. Bởi chỉ thay nước thì toàn bộ bùn vẫn còn nguyên, ô nhiễm là ở lớp bùn”.

 

Theo tiến sĩ Kim, về lâu dài, cần giải quyết tất cả những cơ sở đổ nước thải xuống lòng hồ, buộc các cơ sở này phải xử lý nước trước khi đưa vào lòng hồ. “Tại sao chúng ta lại bỏ ra mấy chục triệu USD chỉ để giải quyết nước hồ. Điều đó là không cần thiết. Kể cả công nghệ xử lý nước cũng không cần. Nếu trường hợp đột xuất, quá ô nhiễm mới cần biện pháp tức thời để giải quyết”, tiến sĩ Kim nhấn mạnh.

 

Tiến sĩ Nguyễn Phú Tuân (Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ cao Hòa Lạc) cho biết, hồ Tây chưa đến mức độ ô nhiễm quá, trong khi diện tích hồ lớn nên có thể tự điều hoà được. Nếu cần xử lý nước, Trung tâm của ông có thể nghiên cứu xử lý giảm tảo, hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng hữu cơ, tăng oxy trong hồ được.

 

Ông Tuân cho rằng, các biện pháp công nghệ xử lý nước hồ chỉ là biện pháp tức thời. Vấn đề cốt lõi là phải xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Người dân, các cơ sở kinh doanh bên hồ phải tự nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ hồ, bảo vệ môi trường sống thiết yếu cho chính họ bằng việc không vứt rác, xả nước thải trực tiếp vào lòng hồ.

 

30/8/2008, nhà thuyền, nhà nổi phải di dời khỏi hồ Tây

 

Ông Thạch Như Sỹ, Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, từ tháng 5/2008, Sở đã có thông báo di dời tới gần 10 nhà nổi, thuyền nổi đang kinh doanh trên hồ Tây. Đến 30/8, đơn vị nào không tự di chuyển, Sở sẽ ra quân giải tỏa. Ngoài ra, Sở sẽ không cấp phép và gia hạn cho các đơn vị này. Sau 30/8, Trường hợp xin phép hoạt động phải liên hệ với chính quyền địa phương để được bố trí nơi hoạt động mới.

(Theo Báo Đất Việt)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xử lý nước hồ Tây - Bao giờ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI