»

Thứ hai, 20/01/2025, 03:59:24 AM (GMT+7)

Vùng kinh tế phía nam - Các chỉ số ô nhiễm đều vượt mức

(00:04:58 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Nhiều kênh rạch trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam nước chuyển mầu đen, không khí, tiếng ồn đều ô nhiễm quá giới hạn cho phép.

Nước thải ở kênh Ba Bò nổi bọt
trắng bốc mùi hôi nồng nặc.
Nhiều kênh rạch trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam nước chuyển mầu đen, không khí, tiếng ồn đều ô nhiễm quá giới hạn cho phép.

 

Chỉ dạo qua vài trục đường bộ, đường sông chính của TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Ðồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, bốn địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía nam thấy sự ô nhiễm môi trường khủng khiếp.

 

Một vùng công nghiệp phát triển bề thế vẫn tự hào coi là đầu tàu kinh tế cả nước nhưng phía sau có nhiều vấn đề bức xúc đặt ra nạn kẹt xe, số lượng sông rạch nước đen, khói bụi, tiếng ồn ô nhiễm đều vượt chuẩn cho phép đứng đầu cả nước.

 

Ngay nội ô TP Hồ Chí Minh,  kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Kênh Ðôi, Kênh Tẻ, Vàm Truật, Tham Lương đều là những dòng kênh đen mùi hôi thối rợn người.

 

Ra ngoại thành, vừa đến ấp 1A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh nhìn vào ao nhà ông Nguyễn Văn Năm, chúng tôi thấy hơn 500 kg cá tra, 300 kg cá rô phi chết trắng ao.

 

Bên cạnh, ao nhà ông Nguyễn Văn Nghe còn thảm hại hơn, 1.000 cá tra, 10.000 cá rô phi sắp kỳ thu hoạch chết nổi lều phều, hơn 1.000 m2 rau muống váng mỡ bám đầy không bán được.

 

Ông Nghe nói: "Hàng chục năm nay gia đình tôi dùng nước kênh Cầu Ngang để nuôi cá, trồng rau, mỗi năm thu ba tấn cá tra, hơn tấn cá rô phi, kiếm được năm, sáu chục triệu đồng. Nay nước không còn dùng được, khi triều cường lên cao, nước kênh dẫn ngược tràn vào ao, khiến cá chết sạch, thiệt hại quá mà không biết bắt đền ai".

 

Từ ấp 1A, xã Bình Hưng, tôi vòng qua các xã Tân Kiên, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Vĩnh Lộc B, Vĩnh Lộc A các tuyến kênh rạch đều một mầu nước đen váng mỡ, rác dồn đóng cục chắn ngang dòng chảy sặc mùi hôi thối.

 

Ông Trần Ðình Trắc (nhà gần cống 6, kênh B, ấp 7, xã Lê Minh Xuân) nuối tiếc: "Trước đây kênh B này, cá tôm vô kể, chiều chiều người lớn, con nít, tắm nô đùa. Nay chất thải từ khu công nghiệp (KCN) Lê Minh Xuân xối xả làm nước thối đen. Nhà tôi khổ nhất lúc ăn cơm, mùi hôi thối từ con kênh theo gió táp dô không ai chịu nổi, có khi phải bỏ cả bữa ăn".

 

Ông Bùi Hữu Hoàng, Trưởng phòng Tài nguyên&Môi trường huyện Bình Chánh dẫn tôi đi khảo sát một số sông rạch chính trong huyện như kênh Xáng Ðứng, kênh Xáng Ngang, Kênh A, B, C, 8, 9, rạch Cái Trung, rạch Hưng Nhơn. Trời ơi, tất cả đã thành "kênh chết", một mầu nước đen, nhầy váng mỡ, v.v...

 

Rạch Cầu Dừa thuộc phường Thới An, quận 12, theo anh Huỳnh Ðức Tài, cách đây ba bốn năm nước còn trong veo.

 

"Chiều nào sắp nhỏ đi làm về cũng tắm rửa ở đây trước khi về nhà, giờ thì nước như dầu hắc".

Tôi đã tận mắt chứng kiến lúc nước ròng, hàng chục ống cống nước thải từ nhà máy xả xuống rạch Cầu Dừa, nước đen sóng sánh dầu mỡ hòa vào dòng kênh lan tỏa khắp cánh đồng.

 

Khu vực huyện Củ Chi nước thải các KCN Tân Phú Trung, Tân Quy chảy vào kênh thủy lợi Tam Tân cũng một mầu đen đồng nhất.

 

Nghĩa là nước thải từ các KCN, khu dân cư, bệnh viện không qua xử lý đã "đen hóa" các dòng kênh. Ngay xã Bình Mỹ mới có hơn mười xí nghiệp loại tép sản xuất mủ cao su, ống nhựa dọc theo đường Võ Văn Bích cũng làm đen tới hai, ba con rạch quanh vùng.

 

Chả thế mà đường Võ Văn Bích có một cây cầu trước gọi là cầu Ðen, nay khi xây lại để bớt nỗi ác cảm của người dân, địa phương cho đổi tên thành cầu Trắng. Dù tên cầu Trắng song nước phía dưới vẫn đen ngòm.

 

Môi trường vùng kinh tế trọng điểm phía nam đã đến hồi báo động đỏ. Lưu vực hệ thống sông đã ô nhiễm tới mức hết sức nghiêm trọng. Sông Thị Vải có đoạn chết dài 10 km.

 

Các loài sinh vật không còn ô-xy để sống, hàm lượng thủy ngân tại khu vực cảng Vedan, Mỹ Xuân vượt tiêu chuẩn từ 1,5 đến 4 lần, kẽm vượt từ 3 đến 5 lần. Khu vực sông Vàm Cỏ hằng ngày nước thải đô thị đổ ra sông 32.093 m3.

 

Ðoạn kênh Cầu Xáng (Tây Ninh), Hiệp Hòa (Long An) ô nhiễm chất hữu cơ rất nặng, chất lượng nước sông không còn khả năng tiêu chuẩn cấp nước.

 

Tải lượng các chất ô nhiễm là 28.222 kg TSS, 31.256 kg C0D, 17.155 kg B0D, 2.742 kg dầu mỡ.

 

Riêng đoạn sông Vàm Cỏ từ Ðức Hòa đến Bến Lức, khu vực có nhà máy đường Hiệp Hòa, hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt mức quy định 22 lần, hàm lượng B0D5 - vượt mức quy định 465 lần.

 

Theo số liệu của Sở Tài nguyên&Môi trường Ðồng Nai, hiện trên địa bàn tỉnh có 24 KCN, diện tích 6.500 ha, trong đó 19 KCN với  642 dự án đã đi vào hoạt động, mỗi ngày thải ra sông rạch 60.000 m3 nước thải.

 

Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay mới có 9/19 KCN xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, vì vậy số nước thải đã qua xử lý chiếm tỷ lệ rất ít.

 

* Sông Ðồng Nai tiếp nhận mỗi ngày 1.700.000 m3 nước sinh hoạt chưa qua xử lý, trong đó có chứa tới 756 tấn C0D, 702 tấn cặn lơ lửng, 421 tấn B0D5 và  nhiều vi trùng gây bệnh cùng với nhiều tác nhân gây ô nhiễm khác. 

 

* Sông Sài Gòn từ năm 2002 đến nay, đã năm lần bị ô nhiễm nghiêm trọng: Tháng 12/2002, nước sông ô nhiễm đến mức cá chết hàng loạt. Tháng 3/2005, nhiễm mặn đến mức Nhà máy Nước Tân Hiệp phải ngừng hoạt động cấp nước.

 

Tháng 9/2005, nước bị nhiễm bẩn, đục có mầu. Tháng 5/2006, nước trong đường ống cấp nước bị nhiễm bẩn với nhiều nghi ngờ do nước bị nhiễm Mn, Fe. Tháng 9/2007, nước bị nhiễm nặng từ nguồn.

 

(Theo Nhân Dân)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vùng kinh tế phía nam - Các chỉ số ô nhiễm đều vượt mức

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI