»

Thứ hai, 20/01/2025, 08:30:21 AM (GMT+7)

Việt Nam được xếp vào loại các quốc gia có tài nguyên nước suy thoái

(00:06:15 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã được quốc tế xếp vào loại các quốc gia có tài nguyên nước suy thoái.Trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước, các tài nguyên đất và rừng làm suy kiệt nguồn nước việc phát triển đô thị và công nghiệp nhưng không có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý các chất thải lỏng, thải rắn theo yêu cầu cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước.

Việt Nam đã được quốc tế xếp vào loại các quốc gia có tài nguyên nước suy thoái. Trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước, các tài nguyên đất và rừng làm suy kiệt nguồn nước việc phát triển đô thị và công nghiệp nhưng không có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý các chất thải lỏng, thải rắn theo yêu cầu cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước.

 

Trước yêu cầu sử dụng nước còn tiếp tục gia tăng trong khi tài nguyên nước thì ngày càng bị suy thoái nên cần phân tích rõ các nguyên nhân, đặc biệt là các nguyên nhân về quản lý để có các giải pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu sự suy thoái đang phát triển nghiêm trọng này.

 

Nguyên nhân

 

Thứ nhất do gia tăng nhanh về dân số. Thứ hai, do khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan đến nước như đất, rừng khiến tài nguyên nước bị suy kiệt. Ngoài ra, các hồ thủy điện lớn khi vận hành chỉ nhằm phục vụ cho phát điện cũng gây cạn kiệt dòng chảy cho hạ lưu.

 

Theo khuyến cáo của UNEP, WRI, ngưỡng khai thác tài nguyên nước chỉ nên giới hạn trong phạm vi 30% của dòng chảy nhưng ở Việt Nam có nhiều nơi như miền Trung, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên khai thác trên 50% lượng dòng chảy về mùa kiệt. Đặc biệt Ninh Thuận, Bình Thuận khai thác tới 70-80% lượng dòng chảy về mùa kiệt.

 

Nhiều nơi do khai phá rừng và đất, đặc biệt là đất đốc, rừng đầu nguồn làm suy kiệt dòng chảy. Sự suy giảm lưu lượng về mùa kiệt tới 50% của một số đập dâng như Liễn Sơn, Đồng Cam và nhiều nơi khác so với thiết kế ban đầu là do hậu quả của khai thác quá mức rừng và đất đã minh chứng rõ cho điều này.

 

Mực nước của một số sông như sông Hồng những năm gần đây thấp nhiều so với những năm trước đây ngoài nguyên nhân suy giảm lượng mưa còn do việc vận hành của các hồ Hòa Bình và các hồ loại vừa và lớn ở thượng nguồn thuộc đất Trung Quốc.

 

Trong tương lai khi ba đập lớn của Trung Quốc xây dựng trên thượng nguồn sông Đà như đập Long Mạ cao 140m, đập Japudu cao 95m và đập Gelantan cao 113m(1) đi vào vận hành với mục đích chính là phát điện thì ngay cả thủy điện Sơn La và Hòa Bình cũng bị ảnh hưởng do chế độ vận hành của các hồ này.

 

Thứ ba, do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, thải rắn.

 

Những năm qua và những năm sắp tới, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, làng nghề thủ công ngày càng mở rộng, lượng chất thải rắn, thải lỏng chưa kiểm soát được thải vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm suy thoái nhanh các nguồn nước mặt, nước dưới đất, làm gia tăng tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nước, nhất là về mùa khô, điển hình nhất là ở sông Nhuệ, sông Thị Vải (tại 15 cây số sau nhà máy bột ngọt Vedan) của sông thị Vải, dòng sông ở đây thực sự đã chết, nước sông trở nên đen ngòm và hôi thối, không có sinh vật nào sống được các sông nội đô của nhiều thành phố đã trở thành các cống hở dẫn nước đen ngòm có mùi khó chịu.

 

Việc gia tăng sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, giệt cỏ trong thâm canh lúa và các vườn cây cùng việc nuôi trồng thủy sản, giết mổ gia súc, chế biến các sản phẩm nông nghiệp cũng làm ô nhiễm thêm các nguồn nước mặt, nước dưới đất.

 

Ô nhiễm nước ở các lưu vực sông đang gia tăng nhưng việc quản lý lại chưa đáp ứng về mặt tổ chức, về năng lực, trang thiết bị, chế tài quản lý và thiếu nguồn kinh phí để xử lý nên nguy cơ ô nhiễm còn có thể mở rộng, điều này đang gây phá hủy các nguồn nước sạch quý hiếm mà sau này muốn phục hồi sẽ rất tốn kém.

 

Thứ tư, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Khí hậu toàn cầu đang nóng lên đã và sẽ tác động nhiều đến tài nguyên nước. Nhiều dự báo trên thế giới và ở trong nước đã cho thấy khi nhiệt độ không khí tăng bình quân 1,5 độ C thì tổng lượng dòng chảy có thể giảm khoảng 5%.

 

Ngoài ra khi trái đất nóng lên, băng tan nhiều hơn sẽ làm nước biển dâng cao, mặn sẽ xâm nhập sâu hơn ở những vùng đồng bằng thấp khiến nguồn nước ngọt phân bổ trên các sông chảy ra biển sẽ bị đẩy lùi dần.

 

Tất cả những điều đó sẽ làm suy thoái thêm nguồn nước, khiến không có đủ nguồn nước ngọt để phục vụ cho sản xuất đời sống.

 

Thứ năm, do những nguyên nhân về quản lý. Trên thế giới khi đánh giá về nguyên nhân suy thoái tài nguyên nước nhận định là quản lý có vai trò chi phối và có tác động rất lớn.

 

Trong quản lý chúng ta còn có nhiều tồn tại về mặt tổ chức, về quy hoạch và thể chế quản lý.

 

Ở các nước phát triển nhờ có quản lý tốt nên mặc dù tài nguyên nước của họ không dồi dào, thậm chí còn rất nghèo như Đức chỉ có 1301 m3/người, Anh 2465 m3/người, Pháp 3047 m3/người, Nhật 3393 m3/người.

 

Ở các nước này công nghiệp rất phát triển, đô thị rất đông đúc nhưng do sử dụng tốt các công cụ về pháp lý, tổ chức và kinh tế nên tài nguyên nước của họ không hề bị suy thoái, những nơi bị suy thoái đã được khôi phục.

 

Ở Việt Nam tuy mới công nghiệp hóa và mở rộng các đô thị nhưng ô nhiễm nước và suy thoái nước phát triển rất nhanh.

 

Nguồn tài liệu:

(1) - Số liệu của đập Jupudu cao 95m và Gelantan cao 113m tác giả trích trong Báo cáo của Viện Nghiên cứu Khảo sát Thiết kế Côn Minh (Kunming Hydroelectric Investigation Design and Research Institute), viết tắt là KHIDI tại Hội thảo về bê tông đầm lăn tổ chức tại Công ty Tư vấn XDTL1 (HEC1) đầu năm 2006.

        - Số liệu đập Long Mạ cao 140m là số liệu tác giả khai thác được từ tổ chuyên gia của KHIDI sang làm cố vấn cho HEC1 giữa năm 2006.

 

(Theo Nguyễn Tiến Đat, Hội Đập Lớn, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Việt Nam được xếp vào loại các quốc gia có tài nguyên nước suy thoái

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI