»

Chủ nhật, 19/01/2025, 16:54:51 PM (GMT+7)

Vedan từng xả nước thải ở Sài Gòn

(00:00:49 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Phóng viên tiếp cận được một người chạy xe bồn bị nghỉ việc vì không chịu chở nước thải đổ xuống cống rãnh ở Sài Gòn. Vedan đã thuê đổ nước thải ở Sài Gòn từ năm 1993 đến 1998, mỗi đêm trên 600 khối, nhờ sự tiếp tay của mấy ông chủ xe bồn người Việt gốc Hoa.

Phóng viên tiếp cận được một người chạy xe bồn bị nghỉ việc vì không chịu chở nước thải đổ xuống cống rãnh ở Sài Gòn. Vedan đã thuê đổ nước thải ở Sài Gòn từ năm 1993 đến 1998, mỗi đêm trên 600 khối, nhờ sự tiếp tay của mấy ông chủ xe bồn người Việt gốc Hoa.

 

>> Dân nói về vụ Vedan - Phải xử lý nghiêm khắc hơn!

 

Bãi tập kết xe bồn gần công ty Vedan. Những ngày này xe đang nằm không. Ảnh: Nguyễn Đình

Anh Lê N., đang sống tại xã Tam Thới Thôn, Hóc Môn, kể: “Năm 1995, tôi phải bỏ nghề lái xe bồn vì tôi không đồng ý chở nước thải cho Vedan vào đổ trong các cống ở Sài Gòn, phần vì sợ bị tù tội, phần vì thấy làm vậy mai sau con cháu mình chết hết”.

 

Từ năm 1993, tôi bắt đầu lái thuê xe bồn cho đoàn xe 11 chiếc của các ông chủ Sáu Đ. L., Vạn P., Bắc H. và Tư H. Công việc của chúng tôi là lái xe vào nhà máy Vedan ở Đồng Nai, đến khu vực có hai cái bồn chứa cao mười mấy mét, mở nắp họng nhận nước từ van xả đầy bồn 16 khối, rồi chạy về xả đổ thẳng xuống cầu Bến Cát, rồi về Sài Gòn dọc theo ngã năm Chuồng chó, đường Âu Cơ, cảng 1, cảng 2 bên quận 6, đổ xuống cống.

 

Mỗi xe được trang bị hai ống kéo xuống dưới gầm cầu hai bánh sau. Lấy nước ở bồn Vedan mất 15 phút, xả mất 10 phút một xe. Vừa xả vừa run.

 

Vào những năm tôi làm, từ năm 1993 đến 1995, mỗi đêm như vậy, cả đoàn chạy đổ khoảng 45 chuyến, trong đó có ba xe đi Bảo Lộc, Lâm Đồng, Gia Lai. Các chuyến kia chạy về Sài Gòn ngã Bến Cát, đổ xuống cống từ mười giờ đêm đến một giờ sáng hôm sau ngưng.

 

Có chiếc đổ thẳng xuống ngay cầu Phú Hữu, có chiếc đổ ngay chỗ ngày xưa có mấy ao sen, bây giờ xây nhà máy bia Tiger. Mấy chiếc đi miền Trung thường đổ vào bồn lớn để Vedan bán cho các chủ trang trại cà phê, cao su.

 

Không hiểu sao cái loại nước đó, chỉ cần đổ vào trảng tranh cao ngút đầu ở Đồng Xoài, Bình Phước, và ngày mai tranh vàng úa. Đi lấy nước xả mà bị bắn vô mắt, cay xè, năm phút chưa mở mắt ra, nước dính tay mà đi tiểu dính vô ấy, thì rát phải biết…

 

Đoàn xe hồi đó đậu ở phía bên kia đường trước cổng nhà máy Vedan, dài ra có khi tới cảng Phú Hữu. Chờ đến đêm là hoạt động. Tài lấy nước thải xong, ra làm phiếu, nói tiếng là mua nước phân, chứ thực ra Vedan trả cho mỗi chuyến như thế từ năm trăm ngàn đồng đến ba triệu đồng tuỳ cự ly đổ thải xa hay gần.

 

Năm 1993, do có ai đó báo cáo, một chiếc xe bồn chở nước thải của Tư H. bị công an Hóc Môn bắt trên quốc lộ 1A khi đang xả ngay chỗ bây giờ là hãng bia Tiger. Ba ngày sau, Tư H. lãnh được xe ra.

 

Lúc đó tôi sợ quá, không chịu chở vào Sài Gòn. Tôi nói: “Lỡ tui bị bắt, mấy ông có lãnh tui ra, có lo nuôi vợ con tôi không? Mấy ông làm như vậy, không sợ tội sao? Con cháu mai sau chết hết!”. Mấy ổng bảo: “mày làm thuê, thì cứ lo làm thuê, lo gì việc đó. Bị bắt, ba ngày tụi tao lo cho ra. Chuyện vợ con, ai lo cho xuể”.

 

Tư H. là người gốc Hoa, hồi đó, có một nhà máy nước đá ở gần cầu Bến Cát, hùn hạp làm ăn vụ nước thải với Vedan, có đứa con trai lấy cô D. kế toán của Vedan, người ở Biên Hoà, cô này hay xuất hoá đơn cho tụi tôi mỗi khi lấy nước xong.

 

Tôi nghỉ, nhưng bạn còn làm ở đó cho biết Vedan đổ nước thải ở Sài Gòn mãi đến năm 1998 mới thôi. Hôm rồi, có ông còn cho biết: Vedan mới ngừng bán nước thải cho tư nhân cách đây ba tháng thôi. Tài xế cũ tôi quen, bây giờ chỉ còn một, hai người thôi, cánh lơ đã lên thay thế hết.

 

Từ lúc tôi không chịu chở xe bồn vào Sài Gòn, nên bị buộc nghỉ việc. Tôi nghỉ chỗ Tư H., qua làm chỗ khác vài bữa, cũng lâm vào cảnh cũ, cũng chở nước thải đi đổ vào cống Sài Gòn. Tôi quay ra chạy xe 60 chỗ, 45 chỗ, 25 chỗ cho mấy người quen có xe. Ai kêu thì chạy, chứ không thể làm cái nghề đổ nước thải xuống cống. Vedan mà không triệt mai sau con cháu mình chết hết. Tôi không chịu được, phải nói ra, tôi không sợ gì hết.

 

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vedan từng xả nước thải ở Sài Gòn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI