»

Chủ nhật, 23/02/2025, 23:01:29 PM (GMT+7)

Vedan kiếm lời trên sức khỏe nhân dân từ nhiều năm

(00:01:54 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - "Việc xả chất thải của Vedan quá tinh vi, đánh lừa cơ quan chức năng. Thủ tướng đã điện thoại chỉ đạo tôi, nếu đủ căn cứ, đề nghị tạm đóng cửa nhà máy.", Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên trả lời báo chí sáng nay.

"Việc xả chất thải của Vedan quá tinh vi, đánh lừa cơ quan chức năng. Thủ tướng đã điện thoại chỉ đạo tôi, nếu đủ căn cứ, đề nghị tạm đóng cửa nhà máy.", Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên trả lời báo chí sáng nay.

 

>> Độc giả phẫn nộ với Vedan và thanh tra môi trường

>> Tiếp tục điều tra tổng lượng nước thải do Vedan thải ra

>> Giết sông Thị Vải không chỉ có Vedan

>> 14 năm Vedan âm thầm giết sông Thị Vải

>> Sông Thị Vải ô nhiễm tấn công Cần Giờ

>> Vedan xả 5.000m3 nước thải thô mỗi ngày xuống sông Thị Vải

>> Bắt quả tang công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải  

 

Ba ngày sau khi vụ công ty Vedan xả chất thải xuống sông Thị Vải được đưa ra công luận, Bộ Tài nguyên&Môi trường đã có cuộc họp báo bất thường. Hơn 50 phóng viên quây kín phòng họp.

 

- Hiện, ông có thể nói gì về những sai phạm của Vedan?

 

- Vi phạm của Vedan là nghiêm trọng, tinh vi và kéo dài nhiều năm nay, nếu bằng nghiệp vụ thanh tra môi trường thì không thể bắt quả tang. Từ năm 2005 tôi vào kiểm tra tình trạng ô nhiễm tại khu vực sông Thị Vải và dự đoán công ty này có hệ thống xả nước thải ngầm, nhưng sau đó không phát hiện được.

 

Sau nhiều tháng điều tra, Cục Cảnh sát Môi trường và chúng tôi mới bắt quả tang việc xả chất thải của Vedan. Trung bình mỗi tháng họ xả 45.000 m3 dịch thải sau khi lên men xuống sông Thị Vải. Trong khi, để xử lý 1m3 dịch thải đậm đặc phải tốn kinh phí đầu tư gần chục triệu đồng. Việc xả chất thải của Vedan là một trong những nguyên nhân chính khiến Thị Vải trở thành dòng sông chết, ảnh hưởng sức khỏe nhân dân.

 

Sơ đồ nhà máy Vedan và khu xả thải xuống sông Thị Vải. Ảnh do Cục cảnh sát môi trường cung cấp.

 

- Với những sai phạm trên, Vedan sẽ bị xử lý như thế nào?

 

- Thủ tướng đã gọi điện thoại cho tôi chỉ đạo là nếu đủ căn cứ pháp luật có thể khởi tố, tạm đóng cửa nhà máy. Hồ sơ vụ việc đang được hoàn thiện nhưng theo phía công an đã đủ cơ sở khởi tố, vấn đề còn lại là thủ tục pháp lý. Chúng tôi cũng sẽ có văn bản đề nghị Chủ tịch tỉnh Đồng Nai đóng cửa nhà máy Vedan để kiểm tra toàn bộ hệ thống và nhà máy đề xuất các phương án khắc phục.

 

- Vậy, phản ứng của phía Vedan thế nào, thưa ông?

 

- Phía Vedan hiện chưa có phản ứng gì. Theo tôi biết, lãnh đạo của họ ở Đài Loan đang họp bàn giải quyết vụ việc. Qua vụ việc này chúng tôi muốn gửi thông điệp là những doanh nghiệp nước ngoài không thể mang công nghệ lạc hậu, chất thải vào Việt Nam. Họ cũng không thể ăn không chi phí môi trường, gây tổn hại sức khỏe người dân.

 

- Những dấu hiệu sai phạm của Vedan đã được dân phản ánh và bản thân ông cũng cảm nhận điều đó khi thị sát tại sông Thị Vải. Vậy trách nhiệm của Bộ và Sở Tài nguyên&Môi trường Đồng Nai như thế nào khi để sai phạm kéo dài?

 

- Những nhà máy sản xuất mặt hàng như Vedan tại nhiều nước thường phải chi 15-20 phần trăm vốn đầu tư để làm công trình xử lý môi trường. Khi tôi làm việc với Tổng giám đốc Vedan, ông ta cho biết công ty chỉ dành 1,5 phần trăm vốn đầu tư cho xử lý môi trường. Tôi đã khuyến cáo và họ hứa sẽ cải thiện, nhưng liên tục bị xử lý sai phạm. Họ liên tục xin gặp tôi nhưng năm năm qua tôi từ chối tiếp.

 

Sau khi xử lý xong Vedan, chúng tôi sẽ họp rút kinh nghiệm, rà lại các văn bản quy phạm pháp luật, làm rõ trách nhiệm. Tôi biết một số bộ phận đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm.

 

- Không chỉ khu vực sông Thị Vải mà nhiều khu công nghiệp đang bị ô nhiễm. Ông nghĩ gì trước ý kiến có sự bắt tay giữa cơ quan chức năng địa phương và doanh nghiệp?

 

- Hiện nay trong hơn 100 khu công nghiệp, có đến 80 phần trăm đang vi phạm các quy định về môi trường. Dọc sông Thị Vải cũng không chỉ có doanh nghiệp Vedan xả chất thải nguy hại. Tôi không rõ có sự bắt tay giữa địa phương và doanh nghiệp hay không, nhưng có xu hướng địa phương chạy theo phát triển kinh tế coi nhẹ tác động môi trường.

 

Bản thân tôi cũng rất áp lực, nhiều lãnh đạo địa phương gọi điện cho tôi nói rằng phải hạ tiêu chuẩn về môi trường nếu không sẽ không có đầu tư nước ngoài. Nhưng cho đến nay, quan điểm của Chính phủ là không chấp nhận cho các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư gây ô nhiễm nghiêm trọng.

 

Nước xả từ nhà máy xuống sông Thị Vải. Ảnh do Cục Cảnh sát Môi trường cung cấp.

 

- Với những bằng chứng về sai phạm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, người dân khu vực sông Thị Vải sẽ được bồi thường thế nào?

 

- Chúng tôi sẽ làm việc với ngành y tế để đánh giá tác động của nước thải Vedan đưa ra môi trường tới sức khỏe người dân. Người dân hoàn toàn có thể kiện, đòi Vedan bồi thường thiệt hại với những bằng chứng cụ thể. Dự kiến ngày 19/9 chúng tôi sẽ có kết quả phân tích mẫu chất thải đã trưng cầu giám định.

 

Công ty thực phẩm Vedan, 100 phần trăm vốn của Đài Loan, xây dựng nhà máy năm 1991 tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách TP HCM 75 km. Đến nay, các hạng mục đã đưa vào sản xuất gồm có: nhà máy Xút - Clo, nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột, nhà máy tinh bột biến đổi, nhà máy lysine...

 

Năm 1994 ngay sau khi đi vào hoạt động, công ty đã thải chất gây ô nhiễm môi trường xuống sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt. Năm 2005, Vedan đã đồng ý đền bù nông dân nuôi trồng thủy sản Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu 15 tỷ đồng.

 

Sông Thị Vải có chiều dài khoảng 30km, bắt nguồn từ huyện Long Thành (Đồng Nai) chảy qua địa phận Bà Rịa - Vũng Tàu. Lưu vực sông Thị Vải có nhiều khu công nghiệp lớn của Đồng Nai như Nhơn Trạch, Gò Dầu và tiếp nhận lượng nước thải công nghiệp lớn.

(Theo VnExpress)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vedan kiếm lời trên sức khỏe nhân dân từ nhiều năm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI