»

Chủ nhật, 19/01/2025, 14:24:34 PM (GMT+7)

Tìm cách sử dụng nước hiệu quả trước biển đổi khí hậu

(23:57:45 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Do hậu quả của biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc, các công ty từ California (Mỹ) đến Calcutta (Ấn Độ) đang phải ra sức tìm cách đo đạc và quản lí sử dụng nước cũng như tìm cách trở nên ít phụ thuộc vào nước hơn.

 

Nước là nguồn tài nguyên quý giá và có hạn.
Do h
ậu quả của biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc, các công ty từ California (Mỹ) đến Calcutta (Ấn Độ) đang phải ra sức tìm cách đo đạc và quản lí sử dụng nước cũng như tìm cách trở nên ít phụ thuộc vào nước hơn.

 

Xu hướng sinh thái trong những năm gần đây cho rằng “nước sẽ là dầu của thế kỉ 21”. Nước là nguồn tài nguyên quý giá và có hạn, được cung cấp không đồng đều trên khắp thế giới, Thiennhien.net dẫn theo Greenbiz cho biết.

 

Với tình hình này, các công ty phụ thuộc nguồn nước trên thế giới sẽ xoay xở ra sao khi chất lượng và khối lượng nước đang trở thành rào cản lớn cho công việc kinh doanh?

 

Một số công ty đang xây dựng cơ sở cho kịch bản thiếu nguồn nước và lập kế hoạch đối phó với những tình huống bất ngờ, một số công ty đang lên kế hoạch chiến lược quản lý nguồn nước.

 

Do hậu quả của biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc, các công ty từ California (Mỹ) đến Calcutta (Ấn Độ) đang phải ra sức tìm cách sử dụng hiệu quả, đo đạc và quản lí sử dụng nước cũng như tìm cách trở nên ít phụ thuộc vào nước hơn. Nước đang được coi là nguồn cácbon mới hơn là nguồn dầu mới.

 

Các công ty sản xuất đồ uống đang phải đối mặt với những thách thức về nguồn nước. Hãng bia Anheuser-Busch công bố rằng lượng nước sử dụng trung bình của công ty này tăng 2,4 phần trăm sau năm năm trong khi các sản phẩm đồ uống chỉ tăng 2 phần trăm. Nhưng nhờ các nỗ lực trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nước, hãng bia này đã hạn chế được lượng nước cần dùng để sản xuất bia, cân bằng lượng nước sử dụng trung bình.

 

Hãng Coca-Cola cũng đặt mục tiêu giảm lượng nước sử dụng. Trong năm 2007, công ty này phát triển một chiến lược về nước, tập trung vào hoạt động của nhà máy, bao gồm việc sử dụng nước hiệu quả, đảm bảo chất lượng nước và xử lý nước thải, bảo vệ lưu vực sông, tiếp cận với nguồn nước sạch, đồng thời nâng cao nhận thức toàn cầu và đưa ra những hành động đối phó với các thách thức về nguồn nước.

 

Mục tiêu chung của hệ thống Coke là trả lại toàn bộ nguồn nước đã sử dụng trong sản xuất cho thiên nhiên với phương châm giảm, tái chế và phục hồi.

 

Nhưng hiệu quả sử dụng nước trong các lĩnh vực khác vẫn không cao. Tập đoàn General Electric (GE) công bố kế hoạch cắt giảm 20 phần trăm lượng nước sạch đang sử dụng của công ty bằng cách tái sử dụng nước trong hoạt động kinh doanh và sản xuất.

 

Ý tưởng và kinh nghiệm của công ty được cả ngành công nghiệp, các khu đô thị và cả chính phủ hoan nghênh. GE đã ban hành một cuốn sách trắng về tái chế nước nhằm giúp cộng đồng và chính phủ thúc đẩy việc tái chế và tái sử dụng nước.

 

IBM cũng tuyên bố Trung tâm Nghiên cứu Quản lí Nước ở Hà Lan là một phần trong chiến dịch vì môi trường xanh của công ty. Công ty cũng phát hành một bản báo cáo liệt kê những khái niệm cho các tổ chức giáo dục và luật sư, tập trung nhấn mạnh giá trị của việc áp dụng công nghệ cảm ứng, công nghệ thông tin và các mô hình quản lí nước ở Hoa Kỳ.

 

1,1 tỷ người sẽ thiếu nước sạch   

 

Sài Gòn Giải Phóng dẫn theo báo cáo thứ hai của Liên Hợp Quốc tại Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ 5 ở Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 16 đến ngày 22/3, khoảng 20 phần trăm dân số thế giới, tức 1,1 tỷ người, không được tiếp cận nguồn nước uống an toàn và 40 phần trăm không được sử dụng các điều kiện vệ sinh cơ bản do phân phối không công bằng, quản lý tồi và đầu tư không phù hợp cho cơ sở hạ tầng.

 

Một báo cáo công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) hồi tháng 1 vừa qua cũng cảnh báo thế giới đang rơi vào “thời kỳ phá sản về nước”. Trong khi đó, báo cáo do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới và Viện các nguồn nước thế giới phối hợp soạn thảo dự báo “cơn khát nước” trên thế giới có thể trở thành một trong những vấn đề gây sức ép căng thẳng nhất trong thế kỷ 21.

 

Theo Chương trính Phát Triển Liên Hợp Quốc (UNDP), nước là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản và quý giá nhất. Thậm chí một số người còn dự báo rằng nước trong thế kỷ 21 có thể quý như dầu mỏ trong thế kỷ 20.

 

Song nguồn tài nguyên thiên nhiên này ở Việt Nam hiện đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra phổ biến do nhiều nguyên nhân sự bùng nổ dân số, các hoạt động kinh tế gia tăng và công tác quản lý chưa đầy đủ.

 

Với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay, vào năm 2040, Việt Nam sẽ có khoảng 155 triệu người do đó áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên cũng như nhu cầu bổ sung về lương thực, nước và năng lượng đã tăng lên rất nhiều.

 

Tình trạng ô nhiễm và suy giảm các nguồn nước mặt và nước ngầm đang gia tăng nhanh chóng khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Tình trạng nước thải gây ô nhiễm các con sông đã gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ của dân.

 

Theo báo cáo, hiện nay 80 phần trăm trường hợp bệnh tật ở Việt Nam là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra, chủ yếu ở các địa phương nghèo. Nhiều người, chủ yếu là trẻ em, tử vong do sử dụng nước bẩn và ô nhiễm.

 

Mỗi năm trên thế giới có hơn 2,2 triệu người chết vì các loại bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và vệ sinh môi trường kém gây ra.

 

Khánh Ly (tổng hợp)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tìm cách sử dụng nước hiệu quả trước biển đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI