»

Chủ nhật, 19/01/2025, 19:57:59 PM (GMT+7)

Tiếp tục điều tra tổng lượng nước thải do Vedan thải ra

(00:01:56 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Cục Cảnh sát Môi trường (C36) đang điều tra tổng lượng nước thải mà Vedan Việt Nam đã thải ra sông Thị Vải suốt thời gian qua. Vedan Việt Nam từng báo cáo lượng nước cho sản xuất 28.000 m3/ ngày đêm và chỉ thải 5.000m3/ngày đêm!

Cục Cảnh sát Môi trường (C36) đang điều tra tổng lượng nước thải mà Vedan Việt Nam đã thải ra sông Thị Vải suốt thời gian qua. Vedan Việt Nam từng báo cáo lượng nước cho sản xuất 28.000 m3/ ngày đêm và  chỉ thải 5.000m3/ngày đêm!

 

>> Giết sông Thị Vải không chỉ có Vedan

>> 14 năm Vedan âm thầm giết sông Thị Vải

>> Sông Thị Vải ô nhiễm tấn công Cần Giờ

>> Vedan xả 5.000m3 nước thải thô mỗi ngày xuống sông Thị Vải

>> Bắt quả tang công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải  

 

Ngày 16/9, Đại tá Lương Minh Thảo, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Môi trường (C36), cho biết, đang chỉ đạo cán bộ điều tra phối hợp với cơ quan chức năng khẩn trương điều tra tổng lượng nước thải mà Công ty Vedan Việt Nam (Vedan VN) đã tuồn ra sông Thị Vải trong suốt thời gian qua…

 
Ô nhiễm nghiêm trọng ngay cửa xả của Vedan VN (Ảnh: Hồ Thu) 

Đồng thời, ông hoàn toàn bất ngờ trước thông tin Vedan từng được đề nghị khen thưởng vì đã có thành tích nỗ lực bảo vệ môi trường vào cuối năm 2004 do ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở Tài nguyên&Môi trường (TN&MT) tỉnh Đồng Nai ký văn bản gửi hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh.

 

Theo văn bản của ông Hưng, trong những năm qua, với chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Vedan VN. Theo đó, từ một công ty mới đầu tư tuy có gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nước khu vực sông Thị Vải vào những năm 1994-1999 nhưng nay “cố gắng khắc phục”, xử lý cơ bản nước thải sản xuất, các mẫu nước thải qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn môi trường loại B theo tiêu chuẩn Việt Nam...

 

Tuy không đưa ra nhận định gì về vấn đề này nhưng theo ý kiến của Đại tá Thảo: “Có thể người ta chỉ đi kiểm tra bên ngoài cửa Vedan VN nên mới thấy xanh-sạch-đẹp như vậy!”. Nhưng theo ông Thảo: “Hiện C36 chỉ tập trung làm hết chức năng nhiệm vụ liên quan đến việc xử lý những sai phạm của Vedan. Còn chuyện khởi tố hình sự vụ án hay xem xét trách nhiệm của Sở TN&MT Đồng Nai đến đâu, chúng tôi chưa thể trả lời ngay được”.

 

Hiện nay, việc điều tra xác định tổng lượng nước thải thô của Vedan VN trong suốt thời gian vừa qua là việc làm cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, theo đại tá Thảo thì “Có khó đến cách mấy cũng phải làm cho bằng được”. Do đó, trước mắt, Cục C36 khẩn trương phối hợp với cơ quan chức năng hệ thống hóa toàn bộ tài liệu, tổng lượng nước mà công ty này đã mua để làm cơ sở tính toán lượng nước thải thô mà Vedan VN đã tuồn ra sông Thị vải.

 

Từ đó, làm cơ sở đánh giá mức độ sai phạm và có cơ sở kiến nghị cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm khắc vụ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng của Vedan VN.

 

Cũng trong ngày 16/9, ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở TN&MT Đồng Nai, nhanh chóng chủ trì một cuộc họp báo để giải thích một số vấn đề liên quan đến Vedan VN. Tham dự cuộc họp báo còn có ông Hoàng Văn Thống, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (BVMT)- Sở TN&MT Đồng Nai.

 

Miệng cống xả nước thải ra sông Thị Vải (Ảnh: Hồ Thu) 
 

Trước hết, lý giải vì sao Công ty Vedan Việt Nam thời gian qua có quá nhiều tai tiếng về việc gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn được Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai kiến nghị tặng bằng khen vào năm 2004, ông Hưng nói: “Do tiếp nhận thông tin từ sở này về việc Công ty Vedan Việt Nam đã có bước tiến trong công nghệ xử lý ô nhiễm khi thay đổi hệ thống đốt bằng dầu DO sang ga...”

 

Ông Hưng thừa nhận đây là “sai sót” đáng tiếc. Theo ông, vào thời điểm năm 2004 mặc dù Vedan có tiền án gây ô nhiễm nhưng do tin tưởng bộ phận kiểm tra môi trường trực thuộc Sở cho rằng Vedan đã khắc phục tốt, doanh nghiệp này đã bỏ hàng chục tỷ đầu tư cho bảo vệ môi trường như thay đổi hệ thống đốt bằng dầu DO sang ga nên coi đây là nỗ lực cần được biểu dương (?)  

 

Còn ông Hoàng Văn Thống, Chi cục trưởng Chi cục BVMT, đứng lên nhận khuyết điểm và tha thiết: “Chính tôi là người tư vấn cho anh Hưng khen thưởng Vedan. Nói thực với các anh, lúc đó chúng tôi chỉ nhìn trên kết quả phân tích nước thải của công ty Vedan VN để đánh giá. Lại thấy công ty đầu tư 30-40 tỷ đồng cho xử lý xả thải bảo vệ môi trường nên muốn khen thưởng để khuyến khích tinh thần, đâu có ngờ họ lại gian dối như vậy. Tôi rất bất ngờ, rất buồn. Tôi bị qua mặt…“.

 

Ngoài ra, cũng theo ông Hưng, việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước đã được Bộ TN&MT cấp cho Vedan VN theo Giấy phép số 864/GP-BTMT ngày 23/4/2008 (thời hạn năm năm), cho phép Vedan được xả thải vào nguồn nước tại hai cửa xả trên sông Thị Vải và rạch Nước Lớn trên địa phận huyện Long Thành. Trong giấy cấp phép xả do Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Công Thành ký cho phép Vedan VN xả nước thải vào sông Thị Vải và rạch Nước Lớn (Long Thành, Đồng Nai) với lưu lượng trung bình 40.228m3, lớn nhất 80.455m3/ngày đêm…

 

Một việc đáng chú ý khác, vào năm 2006, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã từng kiểm tra mức độ gây ô nhiễm môi trường của Vedan VN, trong đó có bảy tiêu chuẩn về ô nhiễm vượt mức quy định. Điều đáng nói trong các tiêu chuẩn này, lượng Coliform từ 93.000- 2.400.000 MPN/100ml đã vượt mức quy định lên đến 480 lần (tiêu chuẩn quy định là 5.000MPN/ 100ml)!

 

Về việc này, ông Hưng cũng cố gắng giải thích trước đó, Cục TN&MT nước (Bộ TN&MT) cũng thành lập Hội Đồng thẩm định về việc Công ty Vedan Việt Nam xin cấp phép xả nước.

 

Bọt ô nhiễm trắng xóa khắp mặt sông Thị Vải (Ảnh: Hồ Thu) 
 

Hội đồng này gồm 10 thành viên của Cục Quản lý Tài nguyên Nước, các chuyên gia và ông Phan Văn Hết, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai.

 

Kết quả phân tích mẫu nước thải tháng 4/2007 và tháng 6/2007 làm cơ sở để Vedan có giấy phép là do Phân viện tại TP.HCM (thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật&Bảo hộ Lao động) phân tích.

 

Một thành viên tham gia hội đồng thẩm định mẫu nước của công ty Vedan (do Bộ TN&MT lập vào tháng 8/2007) lúc đó là ông Phan Văn Hết, Phó Giámđốc Sở TN&MT Đồng Nai khẳng định, nhiều nội dung kiểm tra chưa đạt yêu cầu: nước nhập vào để sản xuất là 28.000m3/ngày đêm nhưng lượng nước xả thải lại quá thấp, chỉ 5.179m3/ngày đêm (?) Các chỉ số BOD5, SS và Colifrom vượt tiêu chuẩn cho phép…Từ đó, ông Hết kiến nghị Vedan phải giải trình và kết luận của hội đồng trước khi thông qua để cấp phép.  

 

Tuy nhiên, sau kiến nghị này, theo lãnh đạo Sở TN&MT “không biết Vedan có giải trình với cấp trên hay không (?). Chỉ biết rằng sau đó Vedan được cấp phép (?). Do vậy, đến nay câu hỏi vì sao Vedan gây ô nhiễm nhưng vẫn được cấp phép vẫn là câu hỏi khó chưa được trả lời (?)

 

(Theo Vietnamnet)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiếp tục điều tra tổng lượng nước thải do Vedan thải ra

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI