»

Thứ tư, 27/11/2024, 22:36:08 PM (GMT+7)

Thế giới đang đối đầu với nhiễm độc thạch tín

(00:06:19 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Khoảng 140 triệu người, chủ yếu là ở các nước đang phát triển, đang bị ngộ độc thạch tín (arsenic) có trong nước uống sinh hoạt.

Khoảng 140 triệu người, chủ yếu là ở các nước đang phát triển, đang bị ngộ độc thạch tín (arsenic) có trong nước uống sinh hoạt.

Ngày 30/8, BBC cho biết, tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Địa lý Hoàng gia (Royal Geographical Society - RGS) ở thủ đô London (Anh), các nhà khoa học cảnh báo ngộ độc thạch tín sẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho số người bị ung thư gia tăng trong tương lai. Khu vực Nam và Đông Á sẽ chiếm hơn một nửa số trường hợp bị ung thư vì thạch tín.

 

Sức khỏe của dân sống ở khu vực này sẽ bị đe dọa bởi có thể hàng ngày họ tiêu thụ một lượng lớn các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa gạo, được trồng ở những vùng nhiễm thạch tín.

 

"Ngộ độc thạch tín là một vấn đề toàn cầu. Nó hiện diện ở 70 quốc gia và có thể hơn," Peter Ravenscroft, một nhà địa lý học thuộc Đại học Cambridge, nói.

 

Ông này nói thêm rằng, nếu áp dụng những tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Châu Âu và Bắc Mỹ, người ta sẽ dễ dàng nhận thấy khoảng 140 triệu người trên khắp toàn cầu đang nằm trong tình trạng báo động.

 

Thạch tín có thể dẫn đến nguy cơ của rất nhiều căn bệnh ung thư, bao gồm bướu phổi, ung thư bàng quang, ung thư da, v.v...

 

Theo các nhà khoa học, về lâu dài, cứ 10 người dùng nước có chứa thạch tín, sẽ có một người tử vong. So với bất cứ một loại ô nhiễm môi trường nào, ô nhiễm thạch tín  thực sự dẫn đến tỷ lệ tử vong cao nhất.

 

Vào những thập niên 1980, nước nhiễm thạch tín bắt đầu trở thành mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, với nhiều tài liệu từ các cộng đồng dân cư bị ngộ độc ở Bangladesh và Tây Bengal - Ấn Độ.

 

Sau đó, nhiều nhóm người bị ngộ độc thạch tín được tìm thấy ở các nước châu Á khác như Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, ở Nam Mỹ và châu Phi.

 

Mặc dù ở Bắc Mỹ và châu Âu ít chịu ảnh hưởng, từ nhiều mẫu nước giếng ở nước Anh, người ta cũng phát hiện ra thạch tín.

 

Tại Việt Nam, vào giữa năm 2006, Bộ Tài nguyên&môi trường có phê duyệt đề án ’’Giảm thiểu tác hại của thạch tín trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam’’.

 

Mục tiêu của đề án là xác định mức độ nhiễm thạch tín trong các nguồn nước sinh hoạt trên phạm vi toàn quốc; khoanh vùng nguồn nước sinh hoạt có hàm lượng thạch tín vượt tiêu chuẩn cho phép; đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn nước nhiễm thạch tín tới sức khoẻ cộng đồng; đề xuất giải pháp giảm thiểu tác hại của nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm thạch tín.Tổng kinh phí thực hiện đề án gần 17,7 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2,5 năm (2006 - 2008).

 

Bên cạnh đó, các nhà khoa học trong nước cũng có những đề tài nghiên cứu giúp người dân xác định nhanh nước nhiễm thạch tín nhằm tránh những tác hại từ việc dùng nước bị ô nhiễm.

 

(Theo BBC/VNN và thông tin từ các báo trong nước)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thế giới đang đối đầu với nhiễm độc thạch tín

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI