»

Thứ hai, 24/02/2025, 01:37:40 AM (GMT+7)

TPHCM - Mặt đất sẽ thấp hơn mực nước triều

(00:03:54 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Với tốc độ khai thác nước ngầm như hiện nay, khoảng chục năm nữa, mặt đất nhiều khu vực tại TPHCM có thể xấp xỉ hoặc thấp hơn mực nước triều, TS Mai Tuấn Anh, Viện Tài nguyên&Môi trường TPHCM, cảnh báo.

 

Ở các quận, huyện ngoại thành TPHCM, dân không có nước máy nên phải sử dụng nước giếng khoan. Ảnh: TR.THANH
Với tốc độ khai thác nước ngầm như hiện nay, khoảng chục năm nữa, mặt đất nhiều khu vực tại TPHCM có thể xấp xỉ hoặc thấp hơn mực nước triều, TS Mai Tuấn Anh, Viện Tài nguyên&Môi trường TPHCM, cảnh báo.

 

Ai cũng được quyền khoan...

 

Ghi nhận tại nhiều quận như Thủ Đức, Tân Phú, Tân Bình, huyện Bình Chánh cho thấy, bất cứ hộ gia đình nào nếu muốn khoan giếng cứ việc thực hiện.

 

Chị Võ Thị Ngọc Phượng (ngụ đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức) cho biết  chị và nhiều gia đình xung quanh vừa đồng loạt khoan sâu thêm vì sau hai năm, nước bị ố vàng, không dùng được.

 

Đặt vấn đề có phải xin cấp phép khi khoan giếng không, chị Phượng trả lời như đinh đóng cột: “Cả khu vực này đều dùng nước giếng khoan, tôi thấy chẳng có ai phải xin phép cả”.

 

Tổng Công ty Cấp nước TPHCM cho biết hiện tại có gần 100.000 hộ sử dụng hai nguồn nước máy và giếng, đa số là gia đình, trong đó quận Tân Bình có hơn 70.000 hộ.

 

Một số quận nội thành có áp lực nước đủ mạnh vẫn xài nguồn nước giếng như quận Phú Nhuận, Bình Thạnh. Mặt khác, tình hình khai thác nước ngầm bừa bãi vẫn diễn ra thường xuyên.

 

Sụt lở, cạn kiệt tài nguyên

 

Thống kê của Sở Tài Nguyên&Môi trường TPHCM cho thấy tình trạng khai thác quá mức làm mực nước ngầm tại nhiều nơi hạ từ 0,2 m - 4 m.

 

Còn Liên đoàn Địa chất Thủy văn Địa chất Công trình miền Nam, khuyến cáo rằng nếu khai thác không theo quy hoạch, nguồn tài nguyên chậm bổ cập này sẽ không kịp để khai thác.

 

TPHCM đang tiến qua ngưỡng khai thác nước ngầm vượt mức tối đa cho phép gấp ba lần hạn mức quy định (850.000 m3/ngày).

 

Việc khai thác nước ngầm bừa bãi đã gây hậu quả thực sự tại một số địa phương như Bình Chánh, Bình Tân, Tân Phú. Một số khu vực do khai thác nước ngầm tập trung đã xuất hiện tình trạng lún nền, sụt lở, gây ngập úng.

 

TS Nguyễn Bá Hoằng, Liên đoàn Địa chất Thủy văn Địa chất Công trình, đánh giá: “Khai thác nước ngầm nhiều sẽ làm mặt đất hạ thấp xuống, các tầng đất bị rỗng sẽ kéo theo sự sụt lún”.

 

Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

 

Khai thác bừa bãi nước ngầm không chỉ gây tác động xấu cho tầng địa chất mà còn gây những biến động lớn về ô nhiễm nguồn nước.

 

Theo Phòng Quản lý Tài nguyên Nước&Khoáng sản, Sở Tài Nguyên&Môi trường TPHCM, các kim loại nặng như sắt, nitơ đang gia tăng, nguồn nước ngầm đứng trước nguy cơ ô nhiễm không kém gì nước bề mặt.

 

Hiện nay, tầng chứa nước phục vụ sinh hoạt của người dân đã có những biểu hiện như hợp chất nitơ cao, ô nhiễm vi sinh...

 

Một số giếng khai thác công nghiệp tại Tân Phú đã có hiện tượng ô nhiễm sắt, man- gan, amoniac. Theo tiết lộ của một nhà khoa học, việc sinh ra hiện tượng ô nhiễm này là do hiện tượng thông tầng giữa các nguồn nước do khai thác quá mức. 

 

(Theo Người Lao Động)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TPHCM - Mặt đất sẽ thấp hơn mực nước triều

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI