Môi trường » Nước
Sông Nhuệ dính vi khuẩn tả
(00:05:06 AM 18/06/2011) Sông Nhuệ đã dính vi khuẩn tả nhưng không ít hộ sống dọc hai bờ sông vẫn thải trực tiếp phân người xuống sông. Còn tại những mảnh đất trồng rau tại rìa sông, người nông dân vẫn lấy nước sông Nhuệ để tưới rau. Theo chân anh Lê Văn Tư (xóm Chùa, Khánh Hà, Thường Tín) đến xem nhà vệ sinh (NVS) của gia đình anh. NVS nằm sau nhà và sát ngay sông, mỗi lần vệ sinh xong, phân được xả xuống sông bằng những lần giội nước. Anh Tư bảo: "Đi vệ sinh xong là giội nước cái ào, bao nhiêu phân trôi hết nên sạch sẽ lắm". Khi tôi nói đến việc xã Khánh Hà đã có người có phẩy khuẩn tả, chị Nguyễn Thị Don - vợ anh Tư - bảo: Đấy là bên thôn Liễu Nội bờ sông bên kia, chứ bên đây chưa ai bị mắc cả. Thanh Hoá: Từ ngày 25/3-10/4, bệnh tiêu chảy cấp đã xuất hiện ở 6 huyện gồm: Vĩnh Lộc, Hà Trung, Quảng Xương, Nga Sơn, Thọ Xuân, Hoằng Hoá với tổng số 79 bệnh nhân, chưa có trường hợp nào tử vong.
Trà Vinh: Từ 8-11/4, BV Đa khoa huyện Cầu Kè tiếp nhận cấp cứu 43 trường hợp bị ngộ độc thức ăn có cùng triệu chứng sốt cao, đau bụng, đau đầu, ói, tiêu chảy nhiều lần và có biểu hiện nghi bệnh tiêu chảy cấp. Các bệnh nhân nhập viện này ở rải rác 8 xã, thị trấn trong huyện đều ăn bánh mì mua cùng một chỗ ở thị trấn Cầu Kè.
Cà Mau: Ngày 9/4, 11 công nhân thuộc Cty xây lắp điện 4 đang xây dựng đường dây điện tại thị trấn Thới Bình, cùng nhau ăn thịt chó mắm tôm cùng với cà pháo. Ngay sau khi ăn xong, tất cả đều đau bụng, tiêu chảy buộc phải nhập viện. Cho đến chiều ngày 11/4, tất cả vẫn còn nằm viện điều trị, trong đó 3 người chưa hết đau bụng, tiêu chảy liên tục.
Quảng Nam: Ngày 10/4 BV Đa khoa Trung ương tại huyện Núi Thành, vừa tiếp nhận bệnh nhân Phạm Phú Cường (33 tuổi, trú xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành) nghi mắc bệnh tiêu chảy cấp. Để phòng, chống dịch tiêu chảy cấp, tỉnh Quảng Nam đã lập đường dây nóng với số điện thoại 5010.852786, đồng thời lập hai đội cơ động với 10 y-bác sĩ trực, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương và cấp 100 cơ số thuốc trị bệnh.
Theo thông tin từ Trạm y tế xã Khánh Hà, cả xã đã có 51 ca tiêu chảy, trong đó chín ca dương tính với khuẩn tả.
Những ca này đều ở thôn Liễu Nội. Thế nhưng, tại thôn này, người dân vẫn bàng quan như dịch đang ở tận đâu. Gia đình anh Nguyễn Hữu Trọng có xây NVS rất bề thế, nhưng lại được thải thẳng xuống sông.
Vợ anh góp chuyện: "Tả là từ Hà Nội chảy về đây chứ mấy cái NVS này làm sao mà ra tả được". Khi tôi nhắc đến 51 trường hợp tiêu chảy tại thôn, chị bảo: Đấy chỉ là những trường hợp... không may thôi.
Xã Khánh Hà hiện có khoảng 30 nhà có NVS như vậy. Thậm chí, có nhà dù NVS có hố ủ phân, vẫn thích dùng NVS thải phân xuống sông.
Ông Trần Ngọc Luân - Trạm trưởng Trạm y tế xã - cho biết: "Ngày nào chúng tôi cũng cử bảy đội, mỗi đội phụ trách 30 đến 50 hộ, đến tuyên truyền ăn ở vệ sinh cho người dân. Ngoài ra, chúng tôi còn phát tờ rơi, đọc trên đài phát thanh. Những hộ sử dụng NVS thải xuống sông như vậy thì phải dần dần mới thay đổi được".
Tại những cánh đồng trồng rau tập trung của xã Tân Minh, nông dân đã ý thức dùng nước giếng khoan để tưới rau, nhưng đối với những mảnh trồng rau nhỏ lẻ tại rìa hai bờ sông, người dân vẫn dùng nước sông Nhuệ để tưới.
Lấy nước từ sông đầy hai thùng, anh Đỗ Quang Thắng (thôn Mai Sao, Nguyễn Trãi, Thường Tín) vừa tưới rau vừa nói: "Họ trồng 4-5 sào thì mới làm giếng khoan, chứ vài ba miếng như em thì dùng giếng khoan không bõ".
Nhà anh Thắng trồng nhiều loại rau thơm, anh bán rau cho các lái buôn, sau đó các lái buôn chở rau ra Hà Nội tiêu thụ. Cạnh đó, bà Tạ Thị Xe đang múc nước tưới rau nói: "Bác không biết là nước sông Nhuệ đã có vi khuẩn tả. Nhà bác vẫn ăn rau sống ấy chứ, không sợ gì cả".
Vấn đề nhức nhối ở đây là rất khó khăn khi xử lý nước dòng sông nhiễm phẩy khuẩn tả này. Và rất có thể chính dòng sông này sẽ làm bệnh tả lây lan rộng hơn.
Nói về vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tây:
Một dòng sông mang phẩy khuẩn tả chảy suốt ngày đêm thì làm thế nào có thể xử lý triệt để?
- Ngay sau khi các xét nghiệm mẫu nước sông Nhuệ đoạn chảy qua huyện Thường Tín đã nhiễm phẩy khuẩn tả, Sở Y tế Hà Tây đã làm việc với UBND xã và ra thông báo cho người dân biết. Yêu cầu người dân không sử dụng nguồn nước sông trong sinh hoạt, cắm các biển thông báo trên sông... Các biện pháp xử lý dịch bằng cách khử trùng nước đã được thực hiện.
- Đúng là xử lý cả một dòng sông lớn phải cần có quy trình và vô cùng khó khăn. Hiện nay Bộ Y tế chưa ban hành quy trình xử lý nguồn nước bị nhiễm phẩy khuẩn tả nên các biện pháp hữu hiệu nhất là tuyên truyền nhân dân không sử dụng nguồn nước, không đổ các chất thải, phân xuống sông.
Nhiều hộ dân ở quanh sông chưa có nhà vệ sinh vẫn có thói quen đi ra sông, người dân vẫn dùng nước sông để tưới lúa, tưới rau, vậy làm cách nào để hạn chế nguồn lây?
- Trước tình hình này, yêu cầu tất cả các chất thải, nước thải của các hộ dân đổ ra cống vào hố ga rồi xử lý bằng hoá chất khử trùng mới chảy ra sông. Những hộ dân không có nhà vệ sinh, yêu cầu đào hố đi đại tiện vào đó rồi đổ vôi bột lên. Việc dùng nước sông để trồng trọt là điều không thể tránh khỏi. Riêng việc tưới rau thì tuyệt đối không được dùng phân tươi và nước sông.
Rõ ràng là có rất nhiều yêu cầu, quy định được ban ra nhưng kết quả là số người mắc bệnh vẫn tăng, nguy cơ dịch lan rộng là rất lớn. Nguyên nhân là do đâu, thưa ông?
- Chúng tôi rất lo dịch sẽ lan rộng bởi ý thức người dân chưa cao. Nhiều người dân vẫn dùng phân tươi, dùng nước sông bón rau, mặc dù đã có khuyến cáo. Việc kiểm soát của các cơ quan chức năng còn yếu, người dân vì lợi nhuận thì bất chấp...do vậy việc phòng, chống dịch chưa triệt để.
Hà Nội: Nguy cơ nhiễm bệnh từ những hồ nước ô nhiễm Hồ Đồng Tâm (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) cũng là điểm đen về ATVSTP. Khảo sát quanh khu vực hồ Đồng Tâm, chúng tôi thấy đây không còn là một cái hồ bởi diện tích hồ đã bị người dân lấn chiếm thu hẹp diện tích. Hiện nay, hồ Đồng Tâm bị che lấp bởi cỏ dại hai bên bờ và lá khoai mọc um tùm kín hết miệng hồ còn sót lại, xung quanh hồ là các đống phế thải xây dựng của các hộ dân lấn chiếm xây dựng chưa kịp đổ đi. Hồ Hố Mẻ (trên đường Trường Chinh, quận Đống Đa) cũng đang bị ô nhiễm nặng. Mặt hồ toàn là một màu xanh của bèo tấm và rau muống của người dân tự trồng. Nhiều người thiếu ý thức đã coi hồ như một nhà vệ sinh công cộng, sẵn sàng xả "nỗi buồn" ở đây khi có nhu cầu. |
(Theo LĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…