»

Chủ nhật, 19/01/2025, 19:56:15 PM (GMT+7)

Sông Hà Nội chết ngạt vì nước thải công nghiệp

(00:01:34 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Nước đen như mực tàu, mùi hôi thối nồng nặc luôn sộc vào mũi những ai khi đi qua các con sông trong nội thành Hà Nội. Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý được xác định là một trong những sát thủ đang giết chết những dòng sông này từng ngày.

Nước đen như mực tàu, mùi hôi thối nồng nặc luôn sộc vào mũi những ai khi đi qua các con sông trong nội thành Hà Nội. Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý được xác định là một trong những sát thủ đang giết chết những dòng sông này từng ngày.

 

Sông xưa đã vắng cá, tôm

 

Qua lời kể của ông Đặng Đình Thực (61 tuổi, ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), dòng sông Lừ trong quá khứ hiện lên thật đẹp: “Dòng sông này ngày xưa xanh trong lắm, người làng tôi vẫn thường ra sông tắm giặt, lấy nước về nấu ăn. Hồi mới về nghỉ mất sức, tôi còn ra bờ sông kéo vó bè kiếm sống vì cá nhiều vô kể”.

 

Đối mặt với thực tại, ông không khỏi chạnh lòng: “Giờ thì nước đen ngòm, đậm đặc ô nhiễm, mùi hôi thối nồng nặc, dân lĩnh đủ”.

 

“Ngày xưa rau muống ở sông này ngon lắm. Giờ chẳng còn rau, cá nào sống nổi, chỉ có rác rưởi lềnh phềnh cả năm”, anh Đặng Đình Tuyển, làm nghề cắt tóc ở đầu thôn Văn, thở dài góp chuyện.

Sông Lừ bị ô nhiễm nặng. Ảnh Phạm Trung

Cách đó không xa, bộ mặt sông Sét chẳng sáng sủa hơn sông Lừ. Bà Đính (Khu tập thể Tân Mai), sống ven sông Sét hơn 20 năm cho biết, chiếc khẩu trang luôn là vật bất ly thân của bà, giúp bà bớt ngửi mùi tanh nồng bốc lên từ dòng nước đen kịt dưới sông.

 

Ô nhiễm vì nước thải công nghiệp

 

Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên&Môi trường), những con sông trong nội thành Hà Nội (sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ và sông Kim Ngưu), đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các thông số ô nhiễm hữu cơ COD, BOD­­­5 vượt quá tiêu chuẩn từ 3-5 lần.

 

Các sông đều ô nhiễm coliform, hàm lượng đo được dao động từ 2.000 - 5.000 MPN trên 100ml, xấp xỉ tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5942-1995 loại B. Nước sông màu đen, có váng, cặn lắng và có mùi tanh. Môi trường sinh vật bị ô nhiễm từ mức trung bình đến mức ô nhiễm nặng, số lượng sinh vật so với các thủy vực tự nhiên khác là thấp.

 

Theo thống kê, mỗi ngày các cơ sở công nghiệp của Hà Nội tuồn xuống bốn con sông của thành phố khoảng 100.000 m3 nước thải. Nước thải từ các cơ sở công nghiệp này có những đặc trưng và tác động khác nhau, ảnh hưởng xấu tới môi trường.

 

Trong số gần 400 nhà máy, xí nghiệp và hơn 15.000 cơ sở sản xuất tư nhân hoạt động trên địa bàn, chỉ có 40 cơ sở công nghiệp, 39 cơ sở dịch vụ và 6 trên 42 bệnh viện lớn có hệ thống xử lý nước thải.

 

Sông Hồng đang bị đầu độc

 

Kiểm tra tại khu công nghiệp (KCN) Sài Đồng B (quận Long Biên), Bộ Tài nguyên&Môi trường phát hiện toàn bộ hệ thống nước thải của KCN này được đổ ra con mương chạy dọc quốc lộ 5, rồi ra sông Cầu Bây sau đó đổ về sông Hồng.

 

Các công ty trong khu công nghiệp này không hề có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép trên 10 lần; chưa có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn, chất thải nguy hại theo quy định, thậm chí không có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

 

Mặc dù nước ở con mương chảy ra sông Cầu Bây đen ngòm và các công ty trong KCN trên bị xử phạt hành chính vì gây ô nhiễm môi trường nhưng một số người sống ở khu vực lại cho biết họ không hề bị ảnh hưởng bởi nước thải của KCN vì nó không có mùi thối, thậm chí còn trong hơn nước thải của mấy nhà hàng ăn uống gần đó. 

 

 Do vậy, không ít người  vô tư lấy nước mương lên tưới rau. Họ không biêt rằng, theo kết quả kiểm định của Bộ Tài nguyên&Môi trường, thông số ô nhiễm trong nước thải của những công ty trong KCN Sài Đồng bị phạt đều có hàm lượng COD, BOD­­­ (chỉ số ô nhiễm chất hữu cơ) và Coliform (một loại ô nhiễm liên quan đến bệnh đường ruột) cao gấp nhiều lần, thậm chí cả nghìn lần cho phép.

(Theo Đất Việt)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sông Hà Nội chết ngạt vì nước thải công nghiệp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI