»

Thứ năm, 28/11/2024, 03:02:40 AM (GMT+7)

Sóc Trăng - Nhiều dòng kênh bị bức tử

(00:02:40 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Mặc dù mùa mưa nhưng đi dọc theo các tuyến kênh trên địa bàn TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) nơi nào cũng phảng phất mùi thối. Ngay cả sông Maspéro và kênh 30/4 dẫn nước ngọt về TP Sóc Trăng giờ đây cũng đã bốc mùi.

Mặc dù mùa mưa nhưng đi dọc theo các tuyến kênh trên địa bàn TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) nơi nào cũng phảng phất mùi thối. Ngay cả sông Maspéro và kênh 30/4 dẫn nước ngọt về TP Sóc Trăng giờ đây cũng đã bốc mùi.

Kênh Cô Bắc ở TP Sóc Trăng bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Những năm gần đây, khi các tuyến kênh trong TP Sóc Trăng nước chuyển sang màu đen như mực tàu, bốc mùi hôi thối nồng nặc thì cư dân sống hai bên bờ kênh 30/4 vẫn còn lấy nước ngọt mang lên từ dòng kênh này có thể tắm giặt bình thường, nhiều người còn lắng trong để nấu uống.

 

Còn ông Cao Văn Tâm, Giám đốc Công ty Cấp nước tỉnh Sóc Trăng, cũng cho biết, nước mặt trên kênh 30/4 là nguồn dự phòng cho nhà máy cấp nước khi hệ thống nước ngầm không may xảy ra sự cố. Vậy mà gần đây, kể từ khi các nhà máy trong khu công nghiệp (KCN) An Nghiệp đi vào hoạt động, nước thải không qua xử lý tuồn xuống kênh Thẻ 25 dài khoảng 1km rồi chảy thẳng ra kênh 30/4 làm cho dòng kênh này trở nên bốc mùi hôi tanh.

 

Kênh nước thối

 

Tuyến kênh 30/4 nằm ở vùng ven TP Sóc Trăng chạy dài đến xã Phú Tân, Phú Tâm của huyện Mỹ Tú. Đây là kênh dẫn nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dự phòng nguồn nước mặt cho nhà máy nước ngầm. Hàng trăm gia đình sống dọc theo hai bên bờ kênh quanh năm sử dụng nguồn nước ngọt dưới kênh 30/4 để bơm lên ruộng lúa, tưới hoa màu, tắm giặt và có người còn lắng lọc để nấu uống.

 

Anh Trần Văn Yên ở khóm 2, phường 7,  TP Sóc Trăng, cho biết: “Từ khi một số nhà máy trong KCN An Nghiệp đi vào hoạt động thì không ai dám bơm lên tưới hoa màu vì nước thường ngả sang màu đen làm cho cá chết rất nhiều. Tôi múc lên tắm nhiều lần đều bị ngứa, nổi mẩn đỏ rất khó chịu”.

 

Sông Maspéro nằm vắt ngang nội ô TP Sóc Trăng chạy dài đến khu vực Sung Đinh cũng thường xuyên bốc mùi hôi thối. Dân TP Sóc Trăng cho rằng thủ phạm đang ngày đêm bức tử sông Maspéro và các tuyến kênh nối vào dòng sông này chính là nguồn nước thải của các cơ sở chế biến thủy sản và hàng ngàn gia đình sống dọc theo hai bờ sông.

 

Một trong những tuyến kênh ô nhiễm trầm trọng nhất trong nội ô TP Sóc Trăng hiện nay là kênh Cô Bắc nằm phía sau đường Nguyễn Huệ và đường 30/4. Dòng kênh này xưa nay vốn ô nhiễm và sự thiếu ý thức của những hộ dân sống dọc theo hai bờ kênh đã làm cho nước kênh càng ô nhiễm hơn.

 

Chị Nguyễn Thị Thu nhà gần cuối kênh Cô Bắc thuộc khóm 5, phường 9 – TP Sóc Trăng, sống trên 15 năm ở đây là ngần ấy thời gian chị phải đi vớt rác để khai thông dòng chảy vào mỗi buổi chiều. Chị Thu cho biết: “Nước kênh quá thối nên đêm nào ngủ cũng lấy mền trùm kín cả đầu nhưng vẫn ngửi phải mùi hôi. Rác nhiều nên muỗi sinh sôi, muốn xem tivi phải chui vô mùng”.

 

Dự án còn nằm trên giấy

Nhà nằm sát kênh nước ô nhiễm ở Sóc Trăng.

Trong một công văn gửi UBND tỉnh Sóc Trăng và các cơ quan chức năng, Sở Tài nguyên&Môi trường (TN&MT) tỉnh Sóc Trăng cho rằng tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các kênh dẫn nước chính như kênh Tám Thước, kênh Xáng, Cầu Đen, sông Maspéro diễn ra thường xuyên là do ảnh hưởng bởi nước thải của các cơ sở chế biến thủy sản, sản xuất bia và các cơ sở kinh doanh khác.

 

Ngoài ra, còn khoảng 4.000 hộ dân TP Sóc Trăng đưa trực tiếp chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý xuống sông làm cho nhiều dòng sông, kênh, rạch bị chết dần.

 

Một cán bộ của phòng quản lý môi trường thuộc Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng cho rằng, các ngành chức năng đã đề nghị các doanh nghiệp trong KCN An Nghiệp chậm mở rộng công suất để giảm bớt ô nhiễm cho kênh 30/4 vì hiện nay nhà máy xử lý nước thải vẫn còn nằm trên giấy.

 

Lý giải điều này, Thạc sĩ Trần Văn Thanh, Phó Giám đốc Sở TN&MT) Tỉnh Sóc Trăng, cho rằng, do giá vật tư biến động nên dự án xây nhà máy nước thải trong KCN An Nghiệp triển khai chậm. Hiện nay hồ sơ dự án vẫn còn nằm tại UBND tỉnh Sóc Trăng chờ phê duyệt để tiến hành đấu thầu.

 

Đối với kênh Cô Bắc, theo kế hoạch sẽ được lắp đặt cống của dự án thoát nước và xử lý nước thải nhưng đến nay dự án này vẫn chưa được khởi công. Còn kênh 3/2 và kênh Tám Thước đã nhiều lần Sở TN&MT kết hợp cùng Sở Kế hoạch&Đầu tư và UBND TP Sóc Trăng tìm cách khắc phục theo ba hướng điều chỉnh dòng chảy, lắp cống hoặc nạo vét nhưng đến nay vẫn chưa tìm được phương án khả thi.

 

Trước đây, trong lần trao đổi với báo chí, lãnh đạo Sở TN&MT Sóc Trăng đề cập đến phương án cứu kênh Trà Men A bằng sự tranh thủ kinh phí của chương trình qui hoạch môi trường đô thị khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Liên minh châu Âu tài trợ.

 

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, chương trình qui hoạch môi trường đô thị khu vực ĐBSCL chỉ có tám dự án được chia cho 13 tỉnh, thành ĐBSCL, trong đó tỉnh Sóc Trăng đã được ưu tiên vào việc mở rộng các hẻm ở phường 3, TP Sóc Trăng nên kênh Trà Men A ở phường 6, TP Sóc Trăng vẫn tiếp tục chờ chết.

(Theo Vietnamnet)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sóc Trăng - Nhiều dòng kênh bị bức tử

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI