»

Chủ nhật, 19/01/2025, 11:30:47 AM (GMT+7)

Phát sợ vì nước kênh đen đổi màu sặc sỡ

(23:57:06 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Mỗi ngày, nước kênh Đồng Đen chuyển màu cả chục lần theo màu hóa chất. Giữa trưa, dòng nước kênh vốn đang đen ngòm, đặc quánh vì rác thải sinh hoạt bỗng dưng chuyển sang màu xanh, rồi màu đỏ, màu vàng.

13 năm, một khoảng thời gian quá dài đối với hàng ngàn hộ dân ở quận Tân Bình khi kênh Đồng Đen bắt đầu ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm tăng dần theo số lượng dân cư và các xưởng nhuộm, nhà máy trong khu vực.

 

Thay màu nước như thay áo

 

Ngay cống thoát nước của kênh ở giao lộ Đồng Đen - Âu Cơ, chúng tôi được tận mắt chứng kiến một cảnh tượng lạ mắt. Giữa trưa, dòng nước kênh vốn đang đen ngòm, đặc quánh vì rác thải sinh hoạt bỗng dưng chuyển sang màu xanh, rồi màu đỏ, màu vàng. Quanh mép những túi nylon, vải vụn nổi trên mặt nước có kết tủa màu trắng. Đôi lúc nước còn sủi bọt.

 

Hậu quả của dòng kênh đổi màu sặc sỡ hỗn tạp này không nằm ngoài lời cảnh báo về chất lượng quá kém của môi trường sống.

 

Nước kênh chuyển từ màu đen sang màu xanh của thuốc nhuộm. Ảnh: Quốc Quang

 

Một chị làm nghề thu lượm bọc nylon trong khu vực kể: “Tôi hay đem nylon, vải vụn nhặt được xuống đây giặt. Sau đó mấy ngày, da tay tôi bị bong từng mảng nhỏ, hỏi ra mới biết nước dưới kênh có nhiều chất hóa học trong đó có nước tẩy vải, bây giờ phải đeo bao tay bằng cao su”. Nói rồi chị giơ đôi găng tay cao su mà người ta vẫn hay dùng để mang lúc giặt rửa đã bạc phếch và mỏng tang vì bị hoá chất ăn mòn.

 

Trên hai bờ kênh kéo dài từ phía đường Bàu Cát cho đến giáp Công ty Thủy sản số 9, những người làm nghề thu lượm ve chai trải túi nylon ra kín mít như một xưởng thủ công trên mặt bằng công cộng. Túi nylon nào quá đát, họ vứt luôn xuống dòng kênh.

 

Bên cạnh đó, ý thức sinh hoạt kém của người dân trong khu vực cũng khiến dòng kênh ngày càng ô nhiễm. Rác thải từ các quán xá và hầu hết nhà dân đều đổ trực tiếp xuống kênh. Những miệng cống nhỏ cũng bị rác thải bịt kín dù tấm bảng “Không xả rác xuống kênh rạch” được cắm đầy trên những đống xà bần.

 

Thất hứa thật nhiều

 

Tập trung ở các phường 10, 11, 14, quận Tân Bình là một nhà máy bia và gần chục xưởng nhuộm. Chị Nguyễn Thị Linh (ngụ phường 11) cho biết: “Tôi chắc chắn những màu xanh, đỏ kia là do các xưởng nhuộm trong khu vực xả thẳng xuống. Không hiểu sao những cơ sở đó không bị xử lý”.

 

Người dân đã liên tục phản ánh sự ô nhiễm của con kênh thối này từ năm 2004, HĐND quận Tân Bình (cũ) đã thông báo dự án làm sạch kênh của thành phố với vốn đầu tư từ nước ngoài. Sau đó hàng loạt dự án cải tạo kênh ra đời, nhưng cho đến bây giờ những dự án ấy vẫn còn trên giấy.

 

Hai bên bờ kênh là những xưởng tái chế nylon ngoài trời. Ảnh: Quốc Quang

 

Năm 2007, thanh niên tình nguyện thành phố đã mở đợt phát động dọn sạch cỏ dại và rác thải hai bên bờ kênh. Lần ra quân này theo như nhiều người dân cho biết chính là kết quả của cuộc họp Hội đồng cử tri quận Tân Bình cách đó hai tháng để giải quyết thực trạng ô nhiễm kênh Đồng Đen.

 

Đại diện UBND quận Tân Bình lúc bấy giờ đã khẳng định sẽ giải quyết vấn đề ô nhiễm của kênh vào cuối năm 2007 lấy kinh phí từ nguồn vốn quỹ xây dựng cơ bản của thành phố.

 

Rác thải sinh hoạt cũng được người dân đổ bừa bãi trên bờ kênh, sau cơn mưa lớn tất cả rác thải trôi xuống bịt kín các miệng cống thoát nước dưới lòng kênh. Ảnh: Quốc Quang

 

Nhưng đã hai năm trôi qua, cho đến thời điểm hiện tại mức độ ô nhiễm của kênh Đồng Đen đã không giảm mà còn trở nên đáng báo động hơn.

 

Kịch bản của sông Thị Vải, kênh Ba Bò đang tái hiện ở kênh Đồng Đen. Nếu chính quyền địa phương không nhanh chóng có biện pháp cải tạo kênh, hàng ngàn người dân chỉ còn biết chịu đựng mùi hôi thối nồng nặc của dòng kênh và chờ ngày nó bị các nhà máy, xưởng nhuộm viết giùm tờ khai tử.

(Theo Quốc Quang - Vũ Thủy/Vietnamnet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát sợ vì nước kênh đen đổi màu sặc sỡ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI