»

Chủ nhật, 19/01/2025, 19:57:28 PM (GMT+7)

Phá trận đồ nước thải ở Vedan Việt Nam

(00:01:28 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Sáng qua, các lực lượng chức năng phát hiện thêm một đường ống của Vedan Việt Nam xả nước thải trực tiếp ra sông Thị Vải. Đường ống bằng nhôm, đường kính 30 cm chôn sâu dưới lòng đất, dẫn nước thải chưa qua xử lý từ xưởng axít qua khu bồn chứa lên men lớn có dung tích 15.000 - 30.000 lít một bể.

Sáng qua, các lực lượng chức năng phát hiện thêm một đường ống của Vedan Việt Nam xả nước thải trực tiếp ra sông Thị Vải. Đường ống bằng nhôm, đường kính 30 cm chôn sâu dưới lòng đất, dẫn nước thải chưa qua xử lý từ xưởng axít qua khu bồn chứa lên men lớn có dung tích 15.000 - 30.000 lít một bể.

 

Hôm qua, lực lượng của Cục Cảnh sát Môi trường  Bộ Công an (C36) tiếp tục công tác điều tra hệ thống xử lý nước thải bên trong Công ty Vedan Việt Nam.  

Bên dưới cầu cảng này là hệ thống xả nước thải chưa qua xử lý của Vedan

Tham gia điều tra còn có một số cục nghiệp vụ của Bộ Công an và đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, Bộ Công an tăng cường lực lượng của Cục Cảnh sát bảo vệ (C22) đến bảo vệ hiện trường 24/24h xuất phát từ việc có những dấu hiệu hiện trường bị thay đổi. 

Một cán bộ C36 khẳng định, sai phạm của Vedan không chỉ dừng lại trong 10 vấn đề đã công bố vào ngày 19/9.

Chỉ cần vặn các van xả này, nước thải sẽ trực tiếp đổ ra sông

Đường ống xả nước thải trực tiếp, thay vì chạy thẳng ra cầu cảng số 2 như một số tuyến ống đã được phát hiện trước đó, đã bất ngờ rẽ phải một góc 900 ra cầu cảng số 1 và xả qua đầu cuối là một ống cao su có kích thước tương tự cho nằm sâu dưới cầu cảng trên sông Thị Vải. Xung quanh khu vực cầu cảng này được bảo vệ bằng hệ thống lưới cước và B40 chắc chắn, khiến các lực lượng chức năng trước đây chưa thể tiếp cận.  

Để có thể truy tìm đường ống này trước trận đồ bát quái đường ống, van đóng mở, lực lượng C36 đã yêu cầu ông Lâm Mậu Phủ, người nắm rõ ngọn nguồn của hệ thống xử lý nước thải nhà máy, đóng tất cả các van khác và mở hệ thống van này, kết quả nước đổ ra đã làm đỏ ngầu, nổi đầy bọt khí dưới gầm cầu cảng số 1 và loang ra cả một khúc sông Thị Vải.

Các ống xả trực tiếp nằm lẫn lộn trong hệ thống xử lý nước thải chằng chịt. Ảnh: Ngọc Ánh

Một cán bộ C36 cho biết, cơ quan điều tra sẽ trang bị thêm máy siêu âm bê tông để kiểm tra tại những điểm khả nghi. Theo kế hoạch, đoàn kiểm tra của Bộ Công an làm việc thêm bốn ngày nữa tại nhà máy Vedan và không loại trừ khả năng phát hiện thêm nhiều đường ống mới.

 

"Phạt đến bao nhiêu cũng không thoả đáng"

 

Tiến sĩ Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên&Môi trường) khẳng định về khả năng Công ty Vedan phải chịu mức xử phạt cao nhất hành vi đầu độc sông Thị Vải trong một thời gian dài.  

 

- Thưa ông, ông đánh giá thế nào về mức phạt đối với công ty Vedan?

 

- Việc chịu phạt tiền tỷ có thể lớn đối với một doanh nghiệp. Nhưng nếu Vedan có bị xử phạt cao đến bao nhiêu cũng không thể đền bù thỏa đáng đối với những tổn hại nghiêm trọng đã gây ra. Hậu quả của hành vi thải chất độc hại ra môi trường trong thời gian dài như thế là không thể tính nổi bằng tiền. Việc làm này không những gây tổn hại đến môi trường, sức khoẻ con người mà còn để lại hậu quả lớn về sau này. Vì thế, Bộ Tài nguyên&Môi trường kiến nghị đóng cửa nhà máy Vedan cho đến khi nào doanh nghiệp này khắc phục xong hậu quả và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.

 

- Ông nhìn nhận về bài học trong công tác quản lý nhà nước về môi trường qua vụ Vedan này như thế nào, thưa ông ?

 

- Đúng, đây là bài học đắt giá trong công tác quản lý nhà nước về môi trường. Qua vụ việc này, các cơ quan chức năng và cả xã hội mới giật mình nhận ra rằng môi trường của chúng ta đang bị huỷ hoại ghê gớm. Không chỉ có Vedan mà nhiều doanh nghiệp khác thải chất độc hại ra môi trường đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Tôi cho rằng, đây là lúc nên nhìn lại việc thu hút đầu tư một cách ồ ạt mà không chú ý tới việc đánh giá tác động môi trường, kiểm tra và xử lý các hành vi gây tổn hại đến môi trường.

 

- Tại sao các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghiêm túc báo cáo đánh giá tác động môi trường, dù đây là quy định để được cấp giấy phép đầu tư?

 

- Ở nước ngoài, công việc này được thực hiện rất nghiêm ngặt. Những cam kết về môi trường không chỉ là điều kiện quan trọng để được cấp phép mà còn quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp. Tại nhiều nước, điều làm người ta quan tâm đầu tiên không phải là sản phẩm của doanh nghiệp có tốt hay không, có đem lại nhiều việc làm và nộp ngân sách hàng năm là bao nhiêu mà là có đảm bảo về môi trường hay không. Ở ta, thẩm định, giám sát báo cáo tác động môi trường vẫn còn xuê xoa. Tôi nghĩ, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề một cách thận trọng và đầy đủ.

 

- Đâu là những khó khăn trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi gây tổn hại đến môi trường?

 

 - Hành vi vi phạm môi trường rất khó để xác định, vì các doanh nghiệp thường đối phó tinh vi. Như đã biết, phải mất nhiều thời gian, chúng ta mới phát hiện được vi phạm của Vedan. Chúng ta có luật, có nghị định để làm căn cứ xử phạt nhưng phải nói thật rằng, chưa theo kịp được thực tiễn. Chế tài xử phạt như hiện nay còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe và chưa làm các doanh nghiệp lo ngại. Vì thế, Bộ Tài nguyên&Môi trường đang nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung một số điều, hướng tới việc tăng mức xử phạt để đủ sức nặng.

 

(Theo Báo Đất Việt)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phá trận đồ nước thải ở Vedan Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI