»

Chủ nhật, 24/11/2024, 16:10:40 PM (GMT+7)

Nước thải của Tung Kuang độc hại hơn nhiều của Vedan

(23:55:47 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Một nhà khoa học cho rằng nước thải của nhà máy Tung Kuang có thể độc hại hơn nhiều so với của Vedan.


Thứ bùn được nhuộm trắng bên bờ sông Ghẽ

 

>> Vụ Tung Kuang - Một khu vực sông Ghẽ thành sông chết

 

Khó phá “lô cốt”

 

Từ tường rào nhà máy Tung Kuang ra đến bờ sông Ghẽ, song song con mương chạy dọc quốc lộ 5 chừng 200m, hệ thống đường ống nhựa nghi vận chuyển chất thải chưa qua xử lý được chôn lấp kiên cố. Lực lượng cảnh sát môi trường (C36), Bộ Công an, cho đào một điểm ở sát đầu ra của hệ thống ống từ tường rào nhà máy.

 


C36 chưa cho phát lộ toàn bộ hệ thống ống ngầm chạy dọc quốc lộ 5. Thay vào đó, một vị trí được chỉ định đào tiếp là điểm cuối hệ thống ống nằm cách mép nước sông Ghẽ một mét.

 

Ông Vũ Văn Xô, thành viên trong nhóm đào bới, kể lại, bốn thợ lực điền với sự hỗ trợ của hai máy khoan loại 17kg/chiếc làm liên tục từ 18 đến 19-4, mới khoét được hố rộng chừng 1m2, sâu 0,5m với hai lớp bê tông chặt cứng, dày 40cm.

 

“Mác bê tông này cao hơn nhiều so với bê tông mà chúng tôi thường gặp phải khi được thuê đi phá”, ông Xô mô tả.

 

Một đường ống khi bị khoan thủng thì dòng nước trắng trong phụt lên cao chừng 20cm. Ống kia với kích thước tương tự, đường kính 35 cm, không thấy có nước trào ra. Tuy nhiên, nước trong đó chỉ còn ¼ ống, đặc như chè, màu trắng như vôi bột, mùi nồng. Đường ống không có nước chảy có thể là ống dẫn nước thải chưa xử lý và chỉ ngừng thải sau khi bị phát hiện ngày 13-4.

 

Không chịu nổi nữa

 

Đứng bên hố với hai đường ống nhựa ông Trần Huy Cừu, thôn Tràng Kỹ, xã Tân Trường, kể: “Biết họ chôn cùng lúc hai đường ống thế này, ngay từ đầu, chúng tôi đã phá tung lên. Hồi ấy, họ cho chúng tôi xem chỉ có một đường ống được lắp đặt. Thế mà không hiểu bằng cách nào, ống thứ hai luồn vào nhanh thế”.

 



Hai lớp bê tông chặt cứng, dày 40cm, đè lên đường ống  Ảnh: Q.D


Chị Võ Thị Ngà cư ngụ trong ngôi nhà cũng bị kẹp giữa nhà máy Tung Kuang với sông Ghẽ cho biết, trước đây trên dòng sông Ghẽ tấp nập tàu thuyền đánh bắt cá tôm. Nhà chị cũng sống bằng nghề chài lưới. Thế mà giờ cả khúc sông sạch bóng thuyền bè, nhường chỗ cho các đám bèo tây khổng lồ phủ kín mặt nước.

 

Đứng gần đoạn ống hút nước sông Ghẽ của Xí nghiệp Kinh doanh Nước sạch số 1 (nơi xử lý và cấp nước cho hàng nghìn hộ dân huyện Cẩm Giàng) ông Vũ Văn Công, thôn Tràng Kỹ, cũng cho hay vùng sông nước này từng dập dìu thuyền chài và dân làng vẫn xuống tắm.

 

“Mấy năm nay, nước chỗ này đổi màu, nổi váng, đụng xuống là ngứa”, bà Đào Thị Tuất, 25 năm sống ở xóm ven sông này kể.

 

Th.S. Nguyễn Minh Tuấn, Phó Trưởng phòng Công nghệ Xử lý Nước, Viện Công nghệ Môi trường, Viện KH&CN Việt Nam, trực tiếp chứng kiến chất nhầy nhầy trên sông cũng phải thốt lên: “Đây phải gọi là bùn thải chứ không thể là bùn sông được nữa”.

 

Theo Th.S Tuấn, bùn thải của hệ thống này chứa rất nhiều kim loại nặng độc hại. Các kim loại nặng không tan sẽ lắng đọng xuống bùn, có thể xâm nhập vào các nhuyễn thể và cá dưới đáy sông (trai, ốc, hến, cá chạch, lươn, cua,...). Thành phần hòa tan trong nước gây hại cho sức khỏe cũng có nồng độ rất cao từ loại nước thải này nếu chưa được xử lý hoặc xử lý không đúng.

 

Ông cho rằng, để có cơ sở đấu tranh với doanh nghiệp gây ô nhiễm, lẽ ra, ngay trước khi bắt quả tang, cần tổ chức lấy đầy đủ mẫu nước, bùn, theo đúng quy trình khoa học.

 

Bất an vùng quê

 

Đơn tố cáo của cư dân xóm Đảo, thôn Phúc Cầu, xã Cẩm Phúc, được viết cách đây chừng ba năm đã bất bình với việc gây ô nhiễm của Tung Kuang. Họ cho rằng, chính Công ty Tung Kuang là thủ phạm khiến cư dân tại đây không thể mưu sinh gì trên dòng sông Ghẽ bị nhiễm nước thải.

 

Cũng thời gian đó, cư dân tại xóm Đảo còn tố cáo việc gây ô nhiễm không khí từ ống khói, và tiếng ồn từ máy xay của Tung Kuang. Đơn được gửi lên xã, huyện rồi lên cấp tỉnh, nhưng rồi đâu vẫn vào đó.

 

Mang theo xô bùn trắng múc từ bờ sông Ghẽ, ngày 19-4, hơn 100 dân cư ven bờ sông Ghẽ kéo tới Cty Tung Kuang đề nghị Cty chấm dứt việc gây ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại do họ gây ra.

 

“Trong cuộc gặp, đại diện Tung Kuang đã nhận lỗi, nhưng chưa hứa trước được điều gì”, ông Nguyễn Hứu Đương (thôn Tràng Kỹ, xã Tân Trường), một trong hai đại diện được Tung Kuang tiếp chuyện, nói.

 

Chúng tôi hỏi “Điều gì bất thường nhất trong cuộc sống của cư dân ở đây?”, ông Đương cho biết đó là tình trạng bệnh tật, nhất là bệnh nặng, có vẻ nhiều hơn trước.

 

Th.S Tuấn cảnh báo, nước thải ở nhà máy Tung Kuang có thể độc hại hơn nhiều so với nước thải của Vedan, do các thành phần gây độc chủ yếu là chất vô cơ khó phân hủy.

 

Tung Kuang bị đình chỉ sản xuất phát sinh xả thải


Sáng 21/4, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương, Thanh tra Tổng cục Môi trường và các cơ quan liên quan đã có cuộc họp với đại diện Công ty Tung Kuang về hành vi xả thải không qua xử lý ra môi trường của đơn vị này.



Các ý kiến tại cuộc họp đều thống nhất cho rằng Tung Kuang không thực hiện nghiêm các quy định về môi trường và đã nhiều lần bị cơ quan chức năng cảnh cáo, xử phạt.



Đây cũng là doanh nghiệp hai năm liền nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại tỉnh Hải Dương.



Việc xả nước thải của Tung Kuang đã vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước. Các vi phạm này là nghiêm trọng và liên tục tái diễn. Đến nay, công ty vẫn chưa có các biện pháp cụ thể để khắc phục.



Do đó, tỉnh Hải Dương đã tạm đình chỉ sản xuất có phát sinh xả nước thải gây ô nhiễm môi trường của Công ty Tung Kuang, thu hồi các quyết định liên quan đến đánh giá tác động môi trường, giấy phép xả nước thải  tới khi công ty này khắc phục xong sẽ xem xét, giải quyết.



Ngoài ra, các cơ quan liên quan sẽ phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát Môi trường để hoàn thiện hồ sơ, đề nghị mức xử lý cụ thể với Tung Kuang trong tháng 4/2010.



Cũng trong sáng nay, Phó Tổng Giám đốc Tung Kuang, ông Hsu Chih Cheng đã chính thức xin lỗi nhân dân xã Cẩm Phúc và tỉnh Hải Dương về sự việc sai phạm của Chi nhánh Công ty tại Hải Dương và hứa sẽ phối hợp với các cơ quan Việt Nam  xử lý và giải quyết triệt để vấn đề này.

Kiều Oanh - Quốc Dũng - Tiến Duẩn - Trung Hiề
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nước thải của Tung Kuang độc hại hơn nhiều của Vedan

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI