»

Thứ hai, 20/01/2025, 04:00:02 AM (GMT+7)

Nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền

(00:05:58 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Mấy ngày qua, gió chướng thổi mạnh kết hợp với triều cường làm cho nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền tại các tỉnh Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, v.v…

Mấy ngày qua, gió chướng thổi mạnh kết hợp với triều cường làm cho nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền tại các tỉnh Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, v.v…

 

Tại Bến Tre, trên các tuyến sông lớn như Hàm Luông, Cổ Chiên, Cửa Đại, ranh mặn 4‰ đã vào sâu trong đất liền 30 - 40km (tính từ cửa biển). Theo dự báo, nhiều khả năng vào tháng 3, tháng 4/2008, ranh mặn 6‰ sẽ xâm nhập sâu vào đất liền 50 - 60km.

 

Tại Kiên Giang, nước mặn cũng xâm nhập sâu vào các cửa sông từ 10 – 40km với độ mặn đo được là: 0,9‰ trên sông Cái Lớn (thuộc huyện Gò Quao), 13,5‰ tại Rạch Giá, 4,7‰ tại Tắc Cậu (huyện Châu Thành)…

 

Trên sông Tiền và sông Hậu (đoạn qua tỉnh Trà Vinh), nước mặn xâm nhập vào đất liền hơn 30 - 40km. Ranh mặn 3 - 4‰ đến cống Cần Chông (huyện Tiểu Cần) và cống Láng Thé (huyện Càng Long), tại Thị xã Trà Vinh là 4,9‰, xã Định An (huyện Trà Cú) là 13,4‰…

 

Trong khi đó, nắng hạn cũng đang gay gắt tại nhiều địa phương khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tại xã đảo Nam Du và An Sơn (quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang), hơn 9.000 người đang thiếu nước ngọt nghiêm trọng.

 

Cả hai xã đảo đang chỉ trông cậy vào nguồn nước ngọt duy nhất ít ỏi tại khu vực Bãi Giếng (xã An Sơn). Người dân nơi đây đang đổi nước ngọt sinh hoạt với giá vô cùng đắt đỏ, từ 70.000 - 100.000đ/m3 (tùy theo quãng đường vận chuyển).

 

Trong khi đó tại huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) và các xã đầu nguồn thuộc huyện Thanh Bình, Hồng Ngự (Đồng Tháp) các dòng kênh nội đồng đang cạn kiệt, người dân đang thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

 

Hơn một tháng qua, hàng ngàn người dân ở xã Mỹ Đức (Thị xã Hà Tiên), xã Dương Hòa (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) phải đổi nước ngọt với giá 500 - 1.000đồng/can 30 lít để ăn uống và sinh hoạt vì không còn nước mưa dự trữ.

 

Tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, các trạm cấp nước mới đáp ứng 50% nhu cầu của người dân. Rất nhiều hộ dân ở xã Bình Thới, Đại Hòa Lộc, Bình Thắng, v.v…, phải đổi nước ngọt sinh hoạt hàng ngày với giá 3.000 - 10.000đồng/m3 .

 

(Theo SGGP)

 

 

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI