»

Thứ hai, 24/02/2025, 00:52:03 AM (GMT+7)

Nước mặn tấn công - Miền tây khát nước

(00:04:12 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Nước mặn từ biển Đông theo các nhánh sông Cửu Long tràn vào kênh rạch nội địa 70 – 80km khiến miền tây thiếu nước sinh hoạt - điều chưa từng có trong những thập niên trước.

Cống ngăn nước mặn trên sông Bảo Định thuộc khu vực thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang

Nước mặn từ biển Đông theo các nhánh sông Cửu Long tràn vào kênh rạch nội địa 70 – 80km khiến miền tây thiếu nước sinh hoạt - điều chưa từng có trong những thập niên trước.

 

“Cách nay một, hai thập niên, vào mùa khô nước mặn chỉ vô sâu chừng 20 – 30km, quanh quẩn ở Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Từ năm 2004 đến nay, năm nào tới mùa khô xứ này cũng bị nước mặn tràn vào các sông rạch, kéo dài từ tháng hai đến tháng tư, mỗi tháng năm, ba bữa. Thiệt lạ mà không biết tại sao, bởi từ xưa tới nay ở đây nước ngọt quanh năm”, ông Bảy Việt ở xã Vĩnh Thành, trung tâm của vương quốc cây trái, hoa kiểng Cái Mơn (Chợ Lách, Bến Tre), thắc mắc.

 

Ở Bến Tre, mấy năm gần đây nước mặn xâm nhập tám huyện, thị xã. Độ mặn trên các sông đo được tới 4mg/lít, nước mặn vào sâu trong đất liền đến 50 – 60km.

 

Ở bên kia sông Tiền, phía Tiền Giang, nước mặn cũng lặng lẽ tràn vào rất sâu trong đất liền. Ông Ba Lời, cư dân xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy, nói mấy năm nay cứ thấy nước lớn mà gió chướng thổi ầm ào là phải xuống sông nếm thử xem nước có bị mặn không mới dám bơm nước tưới cây.

 

Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi Cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi Tỉnh Tiền Giang, cho biết từ tháng Giêng đến tháng Tư nước mặn theo sông Tiền xâm nhập sâu vào đất liền hơn 60km, vượt qua khỏi thành phố Mỹ Tho, lên đến tận Bình Đức, Châu Thành.

 

Kết quả quan trắc gần đây của ngành thuỷ lợi Tiền Giang và Bến Tre cho thấy tình hình xâm nhập mặn đang ngày càng nghiêm trọng.

 

Giới chuyên môn lý giải những năm gần đây do dòng chảy sông Tiền vào mùa khô bị cạn kiệt, nước ngọt từ thượng nguồn đổ về yếu không đủ khả năng đẩy nước mặn ra xa.

 

Theo một khảo sát của các chuyên gia thuỷ lợi, vào những tháng cao điểm mùa khô lưu tốc dòng chảy của sông Tiền ở phía thượng lưu chưa được 2.500m3/s, chỉ bằng 60 phần trăm so với cách nay một thập niên.

 

Lưu tốc dòng chảy của sông ngày càng yếu, trong khi gió chướng và triều cường biển Đông ngày càng phức tạp nên nước mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền là điều tất yếu.

 

Năm nào cũng bị nước mặn tấn công nhưng cho đến nay hai tỉnh Tiền Giang, Bến Tre vẫn không thể có giải pháp khả thi để chống mặn ngoài việc xây đê bao, cống ngăn mặn, dù đây là một giải pháp rất tốn kém.

 

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nước mặn tấn công - Miền tây khát nước

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI