Môi trường » Nước
Nước giếng ở Lâm Đồng bị nhiễm thạch tín
(00:03:35 AM 18/06/2011) Lượng thạch tín vượt mức cho phép Trạm quan trắc và giám sát môi trường, thuộc Sở Tài nguyên&Môi trường Lâm Đồng vừa có hai đợt điều tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích đánh giá hiện trạng nhiễm arsenic (As) trong nguồn nước tại các huyện trong tỉnh. Kết quả cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước ngầm với hàm lượng As cao hơn mức cho phép. Đợt một được thực hiện nhằm đánh giá sơ bộ hiện trạng ô nhiễm As trên địa bàn tỉnh và đã điều tra, khảo sát lấy mẫu phân tích ở 70 xã của cả 12 huyện, thị xã, thành phố (10 mẫu/xã). Trong 700 mẫu nước thô tương ứng với 700 vị trí giếng và mạch lộ (152 giếng khoan, 542 giếng đào và sáu mạch lộ) thì có đến 31 giếng có hàm lượng As e" 0,05 mg/l (20 giếng khoan, 11 giếng đào). Đợt hai, những địa phương có từ một mẫu nước có hàm lượng As e" 0,05 mg/l trở lên sẽ được điều tra chi tiết (lấy mẫu phân tích 50 mẫu/xã). Theo đó, trong 70 xã đã điều tra ở đợt một có 19 xã phải tiến hành điều tra ở đợt hai. Kết quả phân tích cho thấy có đến 58 mẫu có hàm lượng As e" 0,05mg/l (44 giếng khoan và 14 giếng đào). Dẫn đầu là huyện Đạ Tẻh với ba xã Triệu Hải (7 mẫu), An Nhơn (21 mẫu), Hương Lâm (9 mẫu); kế đến là huyện Đơn Dương có ba địa phương là Đ'Ran (bốn mẫu), Quảng Lập (bốn mẫu), Thạnh Mỹ (2 mẫu), Lạc Xuân (một mẫu); lần lượt đến Đạ Huoai có Mađaguôi (ba mẫu); Đức Trọng có Ninh Gia (bốn mẫu) và Đam Rông có ĐạRsal (ba mẫu). Theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sử dụng cho ăn uống trực tiếp ban hành tại Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18.4.2002 hàm lượng As d" 0,01 mg/l và tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm TCVN 5944 - 1995 hàm lượng As d" 0,05 mg/l, có nhiều giếng được khảo sát, phân tích vượt tiêu chuẩn cho phép. As được xếp vào nhóm kim loại nặng cực độc. Đối với người và động vật sau khi ăn, uống phải lượng As vô cơ từ 0,3 đến 30 mg sẽ xảy ra nhiễm độc cấp trong vòng 30 đến 60 phút, thường dẫn đến tử vong sau vài giờ hoặc vài ngày. Khi sử dụng lâu dài nguồn nước bị nhiễm As để ăn, uống sẽ có khả năng bị nhiễm độc As mãn tính, gây tác hại đến chức năng của nhiều cơ quan: thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, sinh sản; nghiêm trọng hơn là ung thư bàng quang, gan, thận, ruột và làm rối loạn gene. Xử lý nước sinh hoạt như thế nào Qua kết quả khảo sát nêu trên cho thấy, hàm lượng As trong nguồn nước ngầm tầng sâu (giếng khoan) cao hơn so với nước ngầm tầng nông (giếng đào). UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản giao Sở Tài nguyên&Môi trường công bố cho chính quyền và nhân dân ở các vùng bị nhiễm As vượt mức cho phép được biết. Theo Sở Tài nguyên&Môi trường Lâm Đồng, tại các nơi được khảo sát, hầu hết người dân đều sử dụng trực tiếp nguồn nước ngầm phục vụ cho mục đích ăn uống, sinh hoạt. Đơn lẻ có vài hộ dân xử lý đơn giản bằng cách lắng, lọc nhưng việc xử lý đối với As hầu như không hiệu quả, bởi thông qua các mẫu khảo sát sau lọc và trước lọc, hàm lượng As gần như tương đương nhau. Sở Tài nguyên&Môi trường đề xuất và khuyến cáo người dân hạn chế không sử dụng trực tiếp nguồn nước giếng khoan để ăn uống; thực hiện xử lý As đơn giản theo mô hình xây dựng bể lọc có thể tích 80 x 80 x 100 cm; trong đó có một lớp cát vàng hạt thô dày 50 cm, phía dưới là lớp cuội dày 10 cm để lọc, đồng thời phía trên có giàn phun mưa đơn giản bằng ống nhựa PVC. Bể lọc này có khả năng loại trừ được 90 phần trăm As trong nước. UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao cho các huyện lập kế hoạch xây dựng, mở rộng hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt đến các vùng có nguy cơ ô nhiễm As vượt mức quy định, tăng cường xã hội hóa đầu tư cấp nước sạch sinh hoạt nhằm thay thế việc sử dụng nước từ giếng khoan trong nhân dân hiện nay. (Theo Thanh Niên)
Nước giếng ở nhiều huyện trong tỉnh có hàm lượng thạch tín (arsenic) vượt tiêu chuẩn cho phép, nên UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu phổ biến cho nhân dân được biết. Nước giếng bị nhiễm As vượt mức cho phép - Ảnh: G.Bình
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…