»

Thứ hai, 20/01/2025, 04:04:31 AM (GMT+7)

Những vùng nước ô nhiễm theo chỉ số quốc tế

(00:04:34 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Phân viện Công nghệ Mới&Bảo vệ Môi trường vừa thực hiện đề tài "Phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước (WQI) ở TP.HCM”. PGS-TS Lê Trình giải thích về ý nghĩa của việc đánh giá chất lượng nước theo WQI.

Phân viện Công nghệ Mới&Bảo vệ Môi trường vừa thực hiện đề tài "Phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước (WQI) ở TP.HCM”. PGS-TS Lê Trình giải thích về ý nghĩa của việc đánh giá chất lượng nước theo WQI. 

 

- Thưa ông, điều gì khiến cho việc nhất thiết chúng ta phải có chỉ số chất lượng nước (WQI)?

Mô[-]tả[-]ảnh.
PGS-TS Lê Trình
- Nói một cách đơn giản, dễ hiểu, WQI (Water Quality Index) là công thức toán học mô phỏng mức độ ô nhiễm nguồn nước sông, hồ dựa trên giá trị phân tích các thông số đặc trưng về chất lượng nước.

 

Dựa vào đó các nhà lãnh đạo và cả người dân bình thường cũng có thể biết chất lượng và mức độ ô nhiễm nước ở từng đoạn sông vào từng thời điểm, từ đó có thể biết nguồn nước ấy có thể sử dụng được cho sinh hoạt, nuôi tôm cá, thủy lợi được hay không.

 

Một địa phương hoặc một quốc gia nếu có mạng lưới quan trắc chất lượng nước đồng thời lại có qui định về WQI có thể thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước, phòng chống ô nhiểm, sử dụng nước hợp lý và an toàn.

 

Chính vì vậy nhiều nước tiên tiến, nhất là Hoa Kỳ, Canada, Anh và một số nước đang phát triển như Ấn Độ, Thổ Nhĩ kỳ đang triển khai rộng rãi các hệ thống WQI ở nhiều lưu vực sông. Với các lợi ích đã được chứng minh nước ta trước hết là các thành phố lớn, các lưu vực sông quan trọng cần nghiên cứu thiết lập và ứng dụng Hệ thống WQI.    

 

- Nếu đem hệ thống WQI nói trên so sánh với các tiêu chuẩn hiện hành mà chúng ta đã và đang sử dụng từ trước tới nay thì WQI có những ưu điểm gì?

 

- Mục đích của đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng TP.HCM” là (a) xác định cơ sở khoa học lựa chọn các thông số để lập các mô hình WQI phù hợp đặc điểm môi trường nước TP.HCM, (b) áp dụng mô hình WQI để phân loại, phân vùng chất lượng nước, (c) đề xuất, đánh giá khả năng sử dụng nước các đoạn sông, kênh, rạch ở TP.HCM.

 

Đây là lần đầu tiên ở lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn và các sông phía Nam được phân loại chất lượng nước theo hệ thống WQI có tính quốc tế hoá.

 

Chỉ số chất lượng nước là biện pháp lượng hoá dễ hiểu về mức độ ô nhiễm nước tại vị trí cụ thể, thời điểm cụ thể. Dựa vào đó dân có thể biết được nguồn nước mà mình đang sử dụng đạt loại gì (rất tốt - không ô nhiễm, tốt - ô nhiễm nhẹ, trung bình - ô nhiễm trung bình, xấu - ô nhiễm nặng hoặc rất xấu - ô nhiễm nghiêm trọng) và sử dụng có an toàn cho mục đích mong muốn hay không?

 

Bằng cách đánh giá mức độ ô nhiễm nước bằng số học (cho điểm từ 0 đến 100) qua WQI ta có thể hiểu chất lượng nước tại từng điểm trên dòng sông vào từng thời điểm.

 

Ví dụ khi được thông báo WQI của sông Sài Gòn tại cầu Bình Lợi vào ngày 25/5 là 30, dân sẽ hiểu là vào thời điểm đó sông Sài Gòn tại đây bị ô nhiễm ở mức nặng, không nên sử dụng cho cấp nước sinh hoạt, thủy sản, bơi lội.

 

Ngược lại, nếu được thông báo giá trị WQI của sông Lòng Tàu là 90, dân sẽ hiểu là chất lượng nước tại khu vực này rất tốt, có thể sử dụng an toàn cho nuôi tôm, cá, du lịch, thể thao dưới nước.

 

Tuy nhiên, để làm được điều đó, các cơ quan chức năng (Sở TNMT hoặc Bộ TNMT) cần phải có các điều kiện sau:

 

(a) Thiết lập và hoạt động mạng lưới quan trắc môi trường nước với nhiều điểm thu mẫu và phân tích trên các dòng sông chính theo tần suất tuương đối dày, với nhiều thông số quan trắc, ít nhất phải có các thông số trong công thức WQI đà được lập.

 

(b) Tính toán các giá trị WQI và công khai thông tin cho lãnh đạo và công chúng theo định kỳ.

 

(c) Diễn giải cách phân loại chất lượng nước theo WQI một cách dễ hiểu: Chỉ số WQI là gì? Qui định chất lượng nước theo điểm số: bao nhieu điểm lầ loại tốt, bao nhiêu điểm là loại xấu v.v…Loại nước nào có thể sử dụng cho sinh hoạt, loại nào sử dụng an toàn cho nuôi thủy sản, loại nào không nên sử dụng mà phải xử lý. 

Mô[-]tả[-]ảnh.
Bản đồ phân vùng chất lượng nước sông, kênh rạch TP Hồ Chí Minh theo HCM-WQI 8.2007 (theo Lê Trình, 2007)


Hiện ở Việt Nam chưa có hệ thống chung để phân vùng chất lượng nước, hơn 15 năm trước chúng tôi đã nghiên cứu phân vùng chất lượng nước cho lưu vưc sông Đồng Nai – Sài Gòn nhưng chưa có công cụ về tin học để cập nhật số liệu định kỳ.

Trong các năm 2004-2006 Khoa Hóa học - Đại học Huế cũng đã vận dụng phương pháp tính chỉ số WQI của Ấn Độ áp dụng cho việc phân loại chất lượng các sông khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.  

Hiện nay TP Hà Nội đã bắt đầu triển khai đề tài nghiên cứu phân vùng chất lượng nước khu vực Hà Nội bằng hệ thống WQI và đề xuất biện pháp sử dụng hợp lý nguồn nước (chủ nhiệm : Lê Trình). Hy vọng là trên cơ sở kết quả của các đề tài này việc xác lập và áp dụng WQI trong quản lý môi trường ở Việt Nam sẽ thành hiện thực sau năm 2010.

 

Phương pháp WQI tương đối đơn giản, ít tốn kém so với việc phải phân tích toàn bộ các thông số ô nhiễm có trong các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường nước (ví dụ theo TCVN 5942-1995 phải phân tích 37 thông số). Hệ thống WQI của TP Hồ Chí Minh theo đề tài đề xuất chỉ yêu cầu phân tích 10 thông số chọn lọc hoặc ít nhất là 6 thông số là có thể đánh giá tổng quát về chất lượng nước toàn bộ lưu vực. 

k
 Nguồn nước ô nhiễm làm cá chết, phơi bụng trắng phau trên sông Sài Gòn. Ảnh: VNN
- Giả sử chỉ số WQI được nhà nước công nhận và đưa vào danh sách thành quy chuẩn pháp lý thay cho các tiêu chuẩn hiện hành thì nó có những đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế xã hội không thưa ông?

 

- Trước tiên, cần phải khằng định rằng, hệ thống WQI này không thể thay thế cho các Tiêu chuẩn chất lượng nước chuyên ngành (TCVN về nước cấp cho sinh hoạt, thủy sản, thủy lợi…).

 

WQI chỉ đánh giá một cách khái quát chất lượng nước cho một lưu vực, một dòng sông, một hồ nước cụ thể. WQI không phải là tiêu chuẩn, hoặc quy chuẩn kỹ thuật.

 

Tuy nhiên do WQI có thể khái quát chất lượng nước cho một lưu vực sông hoặc một vùng cụ thể nên đây là công cụ rất hiệu quả trong quản lý môi trường, quan trắc ô nhiễm, đánh giá tác động môi trường, đánh giá hiệu quả xử lý ô nhiễm, đánh giá sơ bộ khả năng sử dụng nước.

 

Nếu áp dụng theo hệ thống WQI tại khu vực TP.HCM và các lưu vực trong cả nước chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả BVMT, tiết kiệm đáng kể nguồn chi phí về tiền của và nhân lực cho các địa phương. 

 

- Thế còn việc quản lý nước thì sao?

 

- Mục tiêu của đề tài này chính là để phục vụ cho yêu cầu quản lý và sử dụng hợp lý, an toàn các nguồn nước, qua hệ thống WQI chúng ta sẽ quản lý được chất lượng nước tại từng thời điểm, từng khu vực cụ thể, các cơ quan chức năng có thể dựa vào đó để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục chất lượng nước cho phù hợp với từng mục đích sử dụng.

 

Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia hệ thống này được đánh giá là có hiệu quả cao trong bảo vệ tài nguyên nước.  

Đặc điểm chất lượng nước (CLN) đoạn sông, kênh rạch ở TP Hồ Chí Minh

Sông/kênh
Đoạn
Phân loại CLN theo WQI
Đặc điểm CLN
Khả năng sử dụng
Đồng Nai Ngã 3 Đèn Đỏ đến P. Long Trường Q.9 III Nhiễm mặn nhẹ vào mùa khô; ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, vi sinh, độ đục, chất rắn lơ lửng (SS): trung bình Thủy lợi (vào mùa mưa); Nuôi thủy sản nước ngọt; Du lịch, thể thao dưới nước.
P. Long Trường Q.9 – Cầu Đồng Nai II Nhiễm mặn nhẹ vào mùa khô, ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh, dầu mỡ, độ đục, SS: nhẹ Như trên
Cầu Đồng Nai – Cầu Hóa An II Không nhiễm mặn. Ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS: nhẹ Cấp nước thủy lợi, thủy sản (nước ngọt). Cấp nước sinh hoạt (cần xử lý ô nhiễm do dầu mỡ, hóa chất độc hại)
Sài Gòn Từ ranh giới giáp Tây Ninh – Bến Đình (Củ Chi) II Không nhiễm mặn. Ô nhiễm nhẹ do hữu cơ, dinh dưỡng, chua phèn và vi sinh: trung bình; SS, độ đục: nhẹ. Cấp nước sinh hoạt, thủy sản nước ngọt, du lịch, thể thao dưới nước.
Bến Đình – X. Nhị Bình (Củ Chi) III Không nhiễm mặn. Ô nhiễm do chua phèn (axit hóa) trung bình đến nặng. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, SS, độ đục, vi sinh: trung bình Cấp nước cho thủy sản nước ngọt (không an toàn vì chua phèn) cấp nước cho nhà máy nước (cần xử lý pH), du lịch, thể thao dưới nước.
Nhị Bình – Cầu Bình Phước (Quận 12) III Nhiễm mặn thời gian ngắn vào mùa khô, ô nhiễm do axit hóa nhẹ. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình. Nuôi cá nước ngọt (không an toàn do thay đổi về độ mặn, pH và ô nhiễm hữu cơ). Không phù hợp CLN cho các nhà máy nước

Thể thao dưới nước, du lịch:hạn chế

Cầu Bình Phước – Cầu Sài Gòn III Nhiễm mặn thời gian ngắn vào mùa khô. Không nhiễm phèn. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình đến nặng Nuôi cá nước ngọt (kém an toàn) – Không sử dụng cấp nước sinh hoạt.

Thể thao dưới nước, du lịch: rất hạn chế

Cầu Sài Gòn – Cảng Tân Thuận III - IV Nhiễm mặn vào mùa khô. Không nhiễm phèn. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nặng Không sử dụng cho thủy sản, thủy lợi, sinh hoạt, thể thao dưới nước, du lịch.
Cảng Tân Thuận – Ngã 3 Đèn Đỏ III Nhiễm mặn quanh năm. Không nhiễm phèn. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình đến nặng. Như trên
Sông Chợ Đệm Cầu Bình Điền – Giáp huyện Bến Lức (Long An) III Nhiễm phèn: trung bình, nhiễm mặn nhẹ vào mùa khô. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: trung bình đến nặng. Không sử dụng cho thủy lợi, thủy sản, cấp nước sinh hoạt
Sông Cần Giuộc – Các sông rạch ở Nam Bình Chánh – Nhà Bè Toàn bộ các sông, rạch III Nhiễm phèn: nhẹ; Nhiễm mặn vào mùa khô.

Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ đến trung bình.

Cấp nước cho thủy sản (an toàn không cao do CLN thường thay đổi).

Không cấp nước cho thủy lợi (vào mùa khô) không cấp nước sinh hoạt.

Sông Nhà Bè Từ hợp lưu với sông Sài Gòn đến phà Bình Khánh III Không nhiễm phèn. Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ đến trung bình Có thể cấp nước cho thủy sản nước lợ, không cấp nước cho thủy lợi, sinh hoạt
Sông Soài Rạp Từ phà Bình Khánh đến cửa Soài Rạp II Không nhiễm phèn. Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ Cấp nước cho thủy sản (lợ, mặn), du lịch, thể thao dưới nước. Không sử dụng cho thủy lợi, cấp nước sinh hoạt.
Lòng Tàu – Ngã Bảy, Vàm Sát Toàn tuyến II Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nhẹ Cấp nước cho thủy sản (lợ - mặn), du lịch, thể thao dưới nước.
Đồng Tranh – Gò Da Toàn tuyến II - III Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh: nhẹ đến trung bình (sông Gò Da: ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng: trung bình). Cấp nước cho thủy sản (lợ, mặn): không an toàn vì ảnh hưởng nước thải từ sông Thị Vải. Không sử dụng cho thủy lợi, cấp nước sinh hoạt. Có thể phục vụ du lịch, thể thao dưới nước.
Thị Vải Khu vực xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) III Nhiễm mặn quanh năm. Ô nhiễm do hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh: trung bình đến nặng. Cấp nước cho thủy sản: không an toàn vì nguồn thải từ thượng lưu Thị Vải. Không sử dụng cho thủy lợi, cấp nước sinh hoạt. Có thể phục vụ du lịch, thể thao dưới nước.
Các kênh rạch nội thành Các lưu vực Đôi – Tẻ, Tân Hóa – Lò Gốm, NL – TN, Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên IV-V Hầu như không nhiễm mặn. Nhiễm phèn nhẹ. Ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, độ đục, SS, vi sinh: nghiêm trọng. Không sử dụng được cho thủy lợi, thủy sản, cấp nước sinh hoạt, thể thao dưới nước, du lịch.

              * Nguồn: Tổng hợp của Lê Trình -  Đề tài “Nghiên cứu phân vùng CLN TP Hồ Chí Minh”

(Theo Vietnamnet)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những vùng nước ô nhiễm theo chỉ số quốc tế

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI