»

Thứ năm, 28/11/2024, 02:46:08 AM (GMT+7)

Hơn 17 triệu người có nguy cơ mắc bệnh bởi nước nhiễm asen

(00:03:17 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Theo báo cáo nghiên cứu nguồn nước ngầm, nước giếng khoan của Viện Y học Lao động&Vệ sinh Môi trường - Bộ Y tế, hiện nay tại Việt Nam, số người có nguy cơ mắc bệnh có tiếp xúc với asen (thạch tín) lên đến hơn 17 triệu người (khoảng 21,5 phần trăm dân số).

Theo báo cáo nghiên cứu nguồn nước ngầm, nước giếng khoan của Viện Y học Lao động&Vệ sinh Môi trường - Bộ Y tế, hiện nay tại Việt Nam số người có nguy cơ mắc bệnh có tiếp xúc với asen (thạch tín) lên đến hơn 17 triệu người (khoảng 21,5 phần trăm dân số).

 

Mức độ ô nhiễm asen trong nước ngầm, nước giếng khoang đã cao hơn khá nhiều so với tiêu chuẩn quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 

 

Ô nhiễm nguồn nước ở mức độ cao

 

Asen là nguyên tố tự nhiên gây ô nhiễm môi trường, có nhiều ở hai lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long. Sự xâm nhập của asen vào nước ngầm chủ yếu là do sự hòa tan của asen sẵn có trong lòng đất, hòa tan chất khoáng, quặng và sự ăn mòn đá núi, hoặc các cuộc khai thác mỏ có thể dẫn đến ô nhiễm asen trong môi trường và cuối cùng là nguồn nước.

 

Mức độ ô nhiễm theo khảo sát của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường ở các tỉnh tại khu vực châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long khi kiểm tra 11.500 mẫu nước ở 11 huyện phát hiện thấy gần 40 phần trăm số mẫu bị nhiễm asen, có nơi nồng độ cao so với quy định của WHO như Hà Nội, Nam Định, Hà Tây, Đồng Tháp, Long An…

 

Theo đánh giá của WHO, hiện nay các nước châu á được coi là nơi có nguồn nước nhiễm asen cao trên thế giới. Bangladesh có số người bị mắc bệnh do ăn phải nguồn nước bị nhiễm asen là 70 triệu người. Các vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Đồng Nai và đồng bằng sông Cửu Long của Việt  Nam là những nơi cũng có tỷ lệ người nhiễm asen cao.

 

Asen - thủ phạm gây nhiều bệnh chết người

Asen xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua đường ăn uống, hô hấp, qua da hoặc truyền từ mẹ sang con.

 

Khi xâm nhập vào cơ thể, asen tích tụ nhiều trong các mô da, móng tay, tóc, răng, xương và trong các tổ chức giàu biểu mô như niêm mạc vòm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non gây ra nhiễm độc cấp tính và ung thư, thậm chí biến đổi gene.

 

Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tiếp xúc lâu ngày với asen trong nước uống liên quan tới tăng nguy cơ bị ung thư da, bàng quang, phổi, gan và thận. Asen còn liên quan đến nhiều bệnh khác như rối loạn tim mạch, bệnh thần kinh ngoại vi và tiểu đường.

 

Ngoài ra, ô nhiễm asen trong nguồn nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe các bà mẹ có thai và tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh do mắc các bệnh phổi ác tính, hoặc tác động lên sự phát triển về thể chất và trí tuệ của những đứa trẻ ở thời kì đầu của sự trưởng thành, biến đổi của các yếu tố hành vi và sinh lý, đặc biệt có thể xảy ra sự biến đổi gene.

 

TS. Nguyễn Huy Bảo cho biết: người bị nhiễm asen có các biểu hiện như da xạm, tê tay, chân, rụng tóc… nhưng việc khó nhất hiện nay là khâu chẩn đoán lâm sàng và chưa có phác đồ điều trị các trường hợp nhiễm độc asen. Cách làm duy nhất hiện nay là hạn chế bớt nồng độ thạch tín trong nguồn nước.

 

Trường hợp không có nguồn nước thay thế, có thể sử dụng bể lọc cát kết hợp với giàn phun mưa. Nếu sử dụng các hệ thống, thiết bị lọc thạch tín khác thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

 

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường UNICEF, bể lọc cát kết hợp với giàn phun mưa chỉ có thể lọc bớt nồng độ asen và độ nhiễm sắt xuống dưới 50mg/lít.

 

Hiện nay, phương pháp của Viện Khoa họcCông nghệ Việt Nam dùng oxy hóa thông thường và ánh sáng mặt trời để loại trừ tạp chất, nhất là asen ra khỏi nước ngầm là phương pháp tối ưu nhất giảm thiểu asen theo tiêu chuẩn của WHO.

(Theo Khoa Học&Phát Triển)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hơn 17 triệu người có nguy cơ mắc bệnh bởi nước nhiễm asen

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI