»

Thứ năm, 28/11/2024, 00:30:44 AM (GMT+7)

Hồ trong phố - Kè rồi vẫn bẩn!

(00:05:27 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Hà Nội đang tập trung xây kè, nạo vét và chỉnh trang lại khuôn viên của nhiều lá phổi xanh trong thành phố (TP) nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nhưng xem ra công việc này vẫn tỏ ra thiếu hiệu quả, khi mà cả hồ lớn, hồ bé trong thành phố vẫn bẩn như thường!

Dòng nước đen bao quanh hồ Yên Sở.
Hà Nội đang tập trung xây kè, nạo vét và chỉnh trang lại khuôn viên của nhiều lá phổi xanh trong thành phố (TP) nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nhưng xem ra công việc này vẫn tỏ ra thiếu hiệu quả, khi mà cả hồ lớn, hồ bé trong thành phố vẫn bẩn như thường!

>> Công tác bảo vệ hồ bị lãng quên

Hồ bẩn: Chuyện dài nhiều tập

Vừa tìm chỗ gửi xe để tản mát quanh hồ Xã Đàn (phường Nam Đồng - Đống Đa) thì một cơn gió thoảng nhẹ qua mũi chúng tôi, mang theo mùi khai nồng của bùn và cá chết.

Nước ở hồ cạn, trơ ra một mảng đáy hồ đầy rác rưởi, rải rác có người đi dọc bờ nhặt đồng nát. Trên mấy bậc tam cấp dẫn xuống hồ, cơ man nào là vỏ lon, bát hương và cả xác cá nổi dập dềnh, bốc mùi hôi thối.

Hồ Linh Đàm - một hồ lớn và nằm trong khu đô thị mới của thành phố - cũng đồng cảnh ngộ. Gần một tháng nay, dân cư sống ở khu vực đường đôi Linh Đàm và người đi đường phải chịu mùi hôi thối, tanh nồng bốc lên từ phần hồ đã rút hết nước.

Ven hồ đầy túi nylon, vỏ kẹo bánh, đặc biệt cửa cống nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, được đổ trực tiếp xuống hồ.

Hơn nữa hồ đang được tận dụng để nuôi cá, theo các chuyên gia, việc này có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng có tác động bất lợi với người dân trong khu vực.

Hồ nuôi cá nhưng vẫn tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ khu dân cư đồng nghĩa với việc hoà lẫn chất thải hữu cơ và amoni hàm lượng cao. Điều này càng nguy hiểm hơn với những hộ dân sử dụng nước ngầm trực tiếp trong khu vực.

Nằm ở phía nam TP, một loạt các hồ lớn là Yên Sở, Linh Đàm và Định Công được xem là các hồ đầu mối đóng vai trò điều hoà nước mưa. Theo Bộ Xây dựng, trong quy hoạch tổng thể thoát nước HN, các hồ này sẽ tiếp nhận trực tiếp nước thải sau khi xử lý tại chỗ từ lưu vực thoát nước số 7.

Chỉ riêng hồ đầu mối Yên Sở phải oằn mình mỗi khi điều hoà nước từ kênh Yên Sở, dòng kênh có màu đen kịt, đặc quánh và luôn bốc lên mùi thối đặc trưng của hàng nghìn mét khối nước thải từ thành phố đổ về.

Ngay tại nội thành, hồ Linh Quang (phường Văn Chương - Đống Đa) nằm lọt thỏm giữa khu dân cư, đông đúc chật hẹp. Hồ nhìn không khác gì một cái ao làng bị bỏ quên với cỏ bèo mọc um tùm, xung quanh là mấy dãy nhà dân lụp xụp với mấy cái lán dựng tạm bợ.

Đặc biệt ngay sát hồ có một cái chợ cóc, rác rưởi ùn ùn chất thành đống và nghiễm nhiên trở thành bãi rác của chợ. Mấy bà hàng rau quả cuối ngày gom các loại quả thối, rác rưởi, dửng dưng quẳng xuống bờ hồ.

Hồ Linh Quang là hình ảnh cũ của hồ Kim Liên, hiện nay hồ đang được nạo vét, xây kè. Khi rút cạn nước, người ta được mục kích lớp bùn đặc quánh lẫn rác thải là nguyên nhân khiến hồ Kim Liên trước đây chỉ như cái ao bùn.

 Đến những hồ được tiếng sạch đẹp như hồ Ngọc Khánh, người đi bộ vẫn bắt gặp tình trạng mặt nước nổi váng, rác không chìm xuống được và cá con chết nổi trắng bụng ở một góc hồ.   

Hồ Xã Đàn trơ đáy.

Ô nhiễm do ý thức con người

Bà Trần Thu Thuỷ - Phó Chủ tịch UBND phường Nam Đồng - khẳng định: "Hồ Xã Đàn được kè bờ vào cuối năm 2007 do phường trực tiếp quản lý. Đến nay, tình trạng ô nhiễm đã giảm đáng kể so với mọi năm, song chưa hoàn toàn triệt để bởi ý thức của một số hộ dân sống quanh hồ vẫn chưa cao".

Một người dân sống lâu năm tại đây cũng than thở: "Xây kè rồi vẫn rất ô nhiễm, cứ nắng lên là lượng rác thải lại tăng, hàng quán hai bên hồ thi nhau mọc lên, ngang nhiên đổ rác xuống hồ".

Ông Nguyễn Đình Huấn - Chủ tịch phường Văn Chương, địa bàn có hai hồ Huy Văn và Linh Quang - bày tỏ lo lắng: "Cái khó nhất hiện nay là làm thế nào để duy trì cảnh quan môi trường tại hồ sau khi được chắn kè và xây dựng. Không ít người dân vẫn chứng nào tật ấy, quen tay tấp rác quanh hồ và mặc nhiên xem đó là nhiệm vụ của người lao công".

Hồ Huy Văn đã chắn kè tạo cảnh quan thông thoáng, nhưng chỉ cách hồ vài mét là mấy đống rác to tướng ngang nhiên tồn tại trên đường dẫn ra hồ. Còn với thực trạng hồ Linh Quang, ông Huấn cho biết hồ chỉ được bàn giao lại cho phường sau khi hoàn thành việc cải tạo.

Nhiều hồ được xây dựng, sửa sang đẹp đẽ rồi trở thành địa điểm kinh doanh thuận lợi cho một số người, kèm theo đó là các hoạt động khiến môi trường quanh hồ lại "tái bẩn". Cứ tầm 5 giờ chiều hàng ngày, không gian thoáng đãng, mát mẻ tại hồ Đống Đa bỗng chốc trở nên nhộn nhịp.

Không kể những hàng cà phê, bia hơi, rượu dân tộc của những gia đình có vị trí mặt tiền hướng ra hồ bung ra tiếp khách, hàng loạt quán cóc với chiếu cói cơ động sẵn sàng phục vụ rượu đế, mực nướng cho khách hóng gió ven hồ.

Địa điểm tập trung nhiều khách du lịch như hồ Trúc Bạch cũng không thoát khỏi tình trạng lộn xộn, mất mỹ quan mỗi khi chiều về.

Khách bộ hành tập thể dục ngoài việc tránh hàng quán, còn phải né những túi nylon rác sinh hoạt của các hộ dân xếp ngay ngắn trên con đường lát gạch quanh hồ. "Ý thức" hơn một chút, các hộ dân sống gần đó tập kết rác tại chân cột đèn ven hồ để người thu gom dễ nhận ra.

(Theo LĐ)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hồ trong phố - Kè rồi vẫn bẩn!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI