Môi trường » Nước
Hiểm họa thủy ngân metyla
(23:56:57 PM 17/06/2011)
Vi khuẩn sản xuất độc tố
Trong hàng loạt các thí nghiệm, Amrika Deonarine, một nghiên cứu sinh ngành công nghệ môi trường thuộc Trường Công nghệ Pratt - Đại học Duke (Hoa Kỳ) phát hiện các chất hữu cơ và các hợp chất hóa học có chứa lưu huỳnh – được gọi là sulfur (hợp chất lưu huỳnh) – có thể dễ dàng liên kết lại để hình thành các phân tử nano thủy ngân sulfur.
Do có khả năng hòa tan dễ hơn các phân tử lớn, những phân tử nano này có thể sẽ là tiền thân của một quá trình được gọi là quá trình pha metanola.
Kết quả này vô cùng quan trọng, theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ môi trường thuộc Đại học Duke, bởi vì nó có thể sẽ làm thay đổi cách thức đo và điều tiết thủy ngân trong môi trường.
Đây là một dạng chất cực kỳ nguy hại, được gọi là thủy ngân metyla – một độc tố có hiệu lực cực lớn đối với các tế bào thần kinh. Loại chất này khi xâm nhập vào cơ thể các sinh vật qua đường tiêu hóa, sẽ không bài tiết ra ngoài mà tích tụ lại trong các mô và các bộ phận cơ thể.
“Khi các chất hữu cơ kết hợp với thủy ngân sẽ ngăn phân tử này không tích hợp với các phân tử thủy ngân khác để phát triển thành cấu trúc lớn hơn,” Deonarine giải thích.
Do vậy, thủy ngân vẫn tồn tại ở kích thước phân tử nano và có thể dễ dàng thu được trên bề mặt vi khuẩn ở những nơi thủy ngân hòa tan có thể bị vi khuẩn hấp thu.
Nếu không có các chất hữu cơ thì sulfur thủy ngân ở dạng phân tử nano có thể phát triển thành cấu trúc lớn hơn và trở nên không hòa tan được, do đó sẽ giảm lượng thủy ngân có trong môi trường để phục vụ quá trình pha metanola của vi khuẩn – đó chính là khi bên trong vi khuẩn diễn ra một quá trình mà thủy ngân được chuyển đổi thành dạng thủy ngân metyla độc hại.
Những phản ứng này chỉ có thể xảy ra trong những môi trường nước lạnh, thiếu hoặc gần như không có oxy, chẳng hạn như ở các vùng lắng đọng trầm tích ngay dưới đáy nước. Những môi trường kỵ khí khác cũng có thể tìm thấy được trong các hệ thống xử lý nước thải, rác thải.
Hiểm họa tiềm ẩn từ thực phẩm
Do cá và các động vật vỏ sò có khuynh hướng tự nhiên lưu trữ thủy ngân metyla trong các cơ quan của cơ thể, nên chúng là nguồn hấp thu thủy ngân chính của con người qua tiêu hóa.
Thủy ngân được biết đến là một loại chất cực độc, có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận, rối loạn hệ thần kinh, và thậm chí gây nguy cơ tử vong. Đặc biệt bào thai phơi nhiễm thủy ngân metyla có thể phải gánh chịu những rối loạn tương tự như vậy, và đồng thời là khả năng học tập sút kém.
Có nhiều cách để thủy ngân phát tán trong môi trường, tuy nhiên nguồn chủ yếu là từ sự đốt cháy than đá, quá trình tinh luyện các kim loại như vàng và cả các kim loại không màu khác, và từ các nguồn khí phát ra ở những đợt phun trào núi lửa. Thủy ngân có mặt trong không khí từ những nguồn này cuối cùng sẽ “hạ cánh” xuống ao hồ, và lưu lại trong nước hoặc trong các chất lắng đọng.
Việc những phản ứng này có thể xảy ra ở các môi trường kỵ khí cho thấy mô hình kiểu cũ để kiểm định kim loại độc hại dưới các lớp trầm tích lắng đọng có thể không cung cấp được một bức tranh toàn cảnh về lượng thủy ngân metyla ở đó. Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục với các loại chất hữu cơ khác, với thời gian nghiên cứu dài hơn để phát triển kết quả này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…