Môi trường » Nước
Gần 1.000 hộ phải dùng nước ô nhiễm
(00:04:35 AM 18/06/2011)
![]() |
Chị Nguyễn Thị Lệ đang rửa rau trong nước bẩn. |
Hơn 10 năm nay gần 950 hộ dân ở hai thôn Tân Hòa và Phú Sơn (xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định) phải dùng nước sinh hoạt lấy từ giếng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Ông Hà Ngọc Xuân, thôn Tân Hòa, bức xúc: "Dưới lòng đất dọc tuyến quốc lộ này trước năm 1975 có đường ống dẫn dầu. Trải qua năm tháng, đường ống dẫn dầu này bị mục, vỡ, gây rò rỉ, dầu thấm thấu vào lòng đất gây ô nhiễm mạch nước ngầm.
Sự việc chưa được giải quyết, cách đây hơn 10 năm, UBND huyện An Nhơn quy hoạch tại đây một bãi rác chỉ cách khu dân cư chúng tôi chừng 200m.
Rác từ khắp nơi, mà nghiêm trọng nhất là rác thải của nhiều bệnh viện tập trung về. Lập tức không khí cả vùng này ngập ngụa mùi tanh tưởi, hôi thối.
Đến bữa ăn, bà con phải dọn vào trong mùng (màn) mới có thể tránh được ruồi. Chúng tôi kêu cứu lên nhiều cấp thì mới được đơn vị quản lý bãi rác xử lý phun thuốc diệt ruồi nhưng cũng chỉ được vài ngày ruồi lại tấn công.
Vào mùa mưa, những thứ bẩn thỉu của bãi rác đổ xuống khu dân cư, ngấm vào lòng đất gây ô nhiễm mạch nước ngầm. Các giếng nước trong vùng đều có mùi hôi tanh".
Anh Phạm Văn Chung, thôn Phú Sơn, cho biết: "Nhiều năm nay, mặc dù biết nguồn nước dùng có vấn đề nhưng chúng tôi phải nhắm mắt sử dụng. Buổi sáng nước múc lên để rửa mặt đều có mùi tanh nồng, để lâu sẽ lên váng có màu xanh, đặc biệt vào mùa khô mùi nước bốc lên rất khó chịu".
Ông Phạm Xuân Đào - Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hòa - cho biết: "Đây là một bãi rác bốn không: Khoảng cách khu dân cư không bảo đảm, diện tích không đúng quy định (chỉ rộng 1 hectare), xây dựng không đúng tiêu chuẩn và quy trình xử lý không đến nơi đến chốn".
Ngoài ra, quanh thôn này đang có 9 doanh nghiệp chế biến lâm sản hoạt động. Nước luộc gỗ mang hóa chất được thải thoải mái, nhiều năm nay đã ngấm sâu xuống tầng nước ngầm làm nước trong các giếng nước của dân đổi màu.
Dân của 2 xóm Trung Đạo và Trung Thành còn bị nước thải của Công ty Đá granit Hoàn Cầu gây hại.
Ông Phó Chủ tịch xã Phạm Xuân Đào cho biết thêm: "Hoạt động cưa đá của Công ty này không có hệ thống xử lý nên toàn bộ lượng nước dùng trong việc cưa đá mang đặc bột đá đều đổ xuống sông Bầu Nâu lấp cả một cái vực sâu 3m. Nước sông Bầu Nâu lại thẩm lậu vào các giếng nước uống nên người dân ở đây đang rất hoang mang về sức khỏe của mình".
Còn chị Nguyễn Thị Lệ, ở đội 1, thôn Trung Ái, cho biết: "Nước trong các giếng ở đây có màu đỏ ngầu, để qua đêm đến sáng nước nổi màng như đổ dầu lửa vào và nổi váng, áo trắng học sinh chỉ giặt ba lần là phải vứt bỏ vì mất màu trắng".
Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt nơi đây đã ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, nhất là người già và trẻ em, gây ra nhiều bệnh tật hiểm nghèo.
Ông Huỳnh Văn Thành - Trưởng Trạm Y tế xã Nhơn Hòan - cho biết: "Trên địa bàn xã Nhơn Hòa bệnh tiêu chảy liên tục xảy ra, bệnh đau mắt đỏ cũng thường xuyên tấn công dân ở đây. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em cũng ngày càng nhiều. Đáng lo hơn là gần đây, tỷ lệ bệnh lao tăng lên rất mạnh. Đây là điều các ngành chức năng cần đặc biệt quan tâm".
Dân nhiều lần kiến nghị, yêu cầu các cơ quan chức năng của tỉnh vào cuộc nhưng lời thỉnh cầu của họ đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
(Theo MonreNet)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)