»

Thứ tư, 27/11/2024, 22:55:44 PM (GMT+7)

Dự báo làng ung thư mới ở TP HCM

(00:06:00 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Nhiều hộ ở dân khu vực kênh Ba Bò (phường Bình Chiểu, Thủ Đức, TP HCM) ái ngại, không khỏi lo lắng khu cư dân sẽ là làng ung thư, là làng bệnh chịu hậu quả nặng nề từ các khu công nghiệp.

Nhà anh Lê Văn Tâm bị sập tường, nứt nặng vì bờ kênh sạt lở

Nhiều hộ ở dân khu vực kênh Ba Bò (phường Bình Chiểu, Thủ Đức, TP HCM) ái ngại, không khỏi lo lắng khu cư dân sẽ là làng ung thư, là làng bệnh chịu hậu quả nặng nề từ các khu công nghiệp.

Những ngày qua, dân khu vực kênh Ba Bò (phường Bình Chiểu, Thủ Đức) lại liên tục kêu cứu vì dòng kênh ô nhiễm. Nhiều doanh nghiệp chuyển giờ xả nước thải vào đêm khuya. Tình trạng nhà lún, nứt, sập, môi trường bị ô nhiễm đang khiến hàng trăm hộ dân sống trong cảnh mệt mỏi.

 

"Suốt cả đêm gia đình tôi ngủ không được, vì mùi hôi thối đến mức nồng nặc xộc vào nhà. Nhiều hộ dân bật dậy, ra bờ kênh chứng kiến dòng nước đen đặc, bọt trắng xoá dâng cao khoảng 2 mét" - anh Lê Thanh Tiễn - một người có nhà bên dòng kênh, bức xúc.

 

Dân khu vực này cho biết sau khi nhân dân liên tục kêu cứu, trước tình trạng nhiều doanh nghiệp xả nước vào đêm khuya, thường là 2 - 3 giờ sáng. Còn mức độ hôi thối thì không hề giảm bớt theo đơn thư kêu cứu của bà con.

 

Mực nước đen ngày càng đặc quánh hơn. Dự án cải tạo dòng kênh nghe nói cả mấy năm nay, song vẫn chưa thấy triển khai. Khi dân đi kêu khắp nơi thì chỉ đóng được mấy cây cừ tràm rồi lại im hơi lặng tiếng.

 

Trước thực trạng này, không ít hộ dân phải gửi con đi nơi khác học. Nhiều hộ ái ngại, không khỏi lo lắng khu cư dân sẽ là làng ung thư, sẽ là làng bệnh chịu hậu quả nặng nề từ các khu công nghiệp.

 

Đáng lo ngại hơn, mặc dù phải sống trong cảnh như thế nhưng người dân ở khu vực này vẫn không hề có nước sạch. Nhiều hộ gia đình đã nhiều lần vác đơn đi xin được cấp nước sạch, song nhà cung cấp cứ bảo chờ.

 

Dân không có nước dùng đành khoan giếng bên bờ dòng kênh thối để ăn uống, tắm giặt. Tình trạng ô nhiễm, sạt lở và hôi thối đến mức kinh hoàng đã khiến cho hàng chục nhà trọ rơi vào cảnh bỏ hoang, không người thuê.

 

Hàng trăm mái nhà tôn rụng xuống từng mảng vì ôxy hoá nặng. Anh Tiễn ngước mắt lên căn trọ chênh vênh bên dòng kênh, chỉ tay nói trong chua xót chỉ mấy tháng nữa thôi là ánh nắng mặt trời lại chiếu được vào gường ngủ vì mái nhà hư.

 

Nhà lún, nứt, sập chỉ mình dân lo

 

Ngày 7/1, nhiều người đưa chúng tôi đi theo dọc con kênh chứng kiến cảnh đất hai bên dòng kênh bị sạt lở nặng, nhà lún, nứt, sập khiến nhiều hộ dân sống trong cảnh khốn khó. Cơn mưa hôm trước đã khiến cho một bức tường rào nhà anh Lê Văn Tâm đổ ập xuống dòng kênh. Căn nhà bếp của anh nghiêng ngả và nứt nặng.

 

Bác Nguyễn Thị Lương - 91 tuổi, thở dài kể: "Một cơn mưa lớn mới đã cuốn đi hẳn một căn phòng trọ và đẩy năm căn khác vào tình trạng lún nứt, rồi cuốn đi cả xe đạp, bồn nước. Khổ lắm! Cứ mưa lớn là phải đi ngủ nhà hàng xóm, nhưng không thấy cán bộ nào xuống hỗ trợ, động viên.

 

Chị Võ Thị Lan lắc đầu: "Không biết đã bao lần chúng tôi gửi đơn kêu cứu, nhưng tình trạng ô nhiễm trên dòng kênh vẫn ngày càng nặng. Ngày trước, nước kênh trong vắt, thấy được từng con cá bơi. Nhưng, từ khi Khu công nghiệp Sóng Thần xuất hiện tới nay, dòng kênh ngày càng đen theo tốc độ thu hút dự án. Chúng tôi đã thật sự mệt mỏi, tiếng kêu của người dân dường như đã thất thanh".

 

Theo quan sát của chúng tôi, hiện nay, do sạt lở lớn nên bờ chắn đối phó của dự án cải tạo kênh Ba Bò cũng đã bị hư hỏng. Nhiều ống cống chứa đá chắn thành hai dãy dọc theo bờ kênh cũng đã bắt đầu đổ xuống dòng kênh.

 

"Mặc dù nhiều hộ dân chịu thiệt hại nặng từ nước thải công nghiệp, nhưng cũng chỉ dừng lại ở sự thống kê thiệt hại mà chưa nhận được một sự hỗ trợ nào" - anh Tiễn nói.

 

Nguyên nhân kênh Ba Bò bị ô nhiễm được xác nhận là do nguồn nước thải công nghiệp từ Khu công nghiệp Đồng An, Khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) với lưu lượng khoảng 15.000m3/ngày, trong đó có những DN không hề xử lý nước thải mà xả thẳng vào dòng kênh.

 

Cách đây bảy năm, trước sự phản ánh của dân, Chánh Thanh tra Nguyễn Thị Hoa - Sở Khoa học&Công nghệ tỉnh Bình Dương cũng đã trả lời bằng văn bản: "Để bảo vệ môi trường, Sở đã thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu Cty đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Sóng Thần xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung cho toàn khu...".

 

Nói là thế nhưng nghịch lý là nhà máy nước thải xây sau nên hàng loạt doanh nghiệp không đấu nối được nên đã xả ra dòng kênh. Vấn đề quan trọng lúc này là phải chấn chỉnh việc xử lý nước thải từ phía các doanh nghiệp nhưng lại không được ngành chức năng quan tâm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân!  

 

Ông Phan Hoà Anh Tuấn - Chủ tịch UBND phường Bình Chiểu: Đến nay, dự án cải tạo kênh Bà Bò mới chỉ dừng lại ở việc thông báo chủ trương, thành lập hội đồng giải toả đền bù. Dự án chậm so với tiến độ đã bàn. Sau khi nghe thông báo, người dân rất hoan nghênh và ủng hộ. Vấn đề ô nhiễm dòng kênh đã trải qua mấy kỳ họp hội đồng nhân dân thành phố, nhưng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.

 

Sự ô nhiễm môi trường trên dòng kênh không hề thay đổi. Chúng tôi đã kiến nghị lên rất nhiều, song thực trạng vẫn chưa được cải thiện. Dự án này có một cái lấn cấn là đoạn đầu và đoạn cuối là của Bình Dương, còn đoạn giữa là của TPHCM. Mấy năm nay, nước thải đổ dồn về kênh quá nhiều.

 

(Theo Lao Động)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dự báo làng ung thư mới ở TP HCM

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI