Môi trường » Nước
Đầu độc sông Phó Đáy vẫn xin châm chước
(23:59:27 PM 17/06/2011)
Ngay từ khi mua lại và tiếp nhận toàn bộ nhà máy giấy đế Bình Trung (thôn Pác Pậu, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) từ Công ty Cổ phần Trung Hoà, Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn cũng phải thừa nhận hệ thống xử lý nước thải cũ quá sơ sài và lạc hậu.
Ngay trong báo cáo gửi các cơ quan chức năng cũng nêu rõ, nước thải được xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, song doanh nghiệp vẫn mong được châm chước.
Sông Phó Đáy lãnh đủ
Khi chúng tôi đến nhà máy nằm sát với nhiều hộ dân ven sông Phó Đáy này, công nhân Công ty TNHH Giấy&Gỗ Bình Trung đang vận hành máy móc sản xuất giấy, nước thải vẫn chảy qua các bể lắng rồi ra sông. Tại các bể ngâm nguyên liệu, công nhân cũng đang sử dụng những bình hoá chất để trộn lẫn. Hệ thống xử lý nước thải với những bể xây sơ sài, không rào chắn nổi đầy váng.
Chảy thẳng từ nhà máy là một dòng nước với màu vàng đậm, bốc mùi, chưa kể là một hệ thống mương khác dẫn một dòng nước đen đặc còn bốc mùi nồng nặc hơn. Tại bờ sông, nước được dẫn thẳng ra, đục ngầu rồi sủi bọt trắng. Sử dụng nhiều hoá chất ngâm, tẩy nhưng việc xử lý sơ sài với nước thải rồi xả thẳng ra sông của công ty đang gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Nước thải màu vàng đục, bốc mùi chảy ra từ nhà máy. Ảnh: L.Sơn |
Công ty TNHH Giấy&Gỗ Bình Trung được thành lập trên cơ sở Quyết định 1994/QĐ-UBND ngày 16/10/2007 của UBND tỉnh Bắc Kạn cho phép Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn mua lại toàn bộ nhà xưởng, mặt bằng nhà máy từ Công ty Cổ phần Trung Hoà. Tổng vốn điều lệ của công ty là 4,3 tỷ đồng, trong đó Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn góp 54 phần trăm. Còn lại là hai thành viên thể nhân góp 36 phần trăm.
Từ tháng 1/2008 đến 6/2008, công ty sản xuất được 637 tấn giấy đế, 35 tấn đũa tre. Từng ấy tháng đi vào sản xuất cũng là từng ấy thời gian công ty này xả thẳng nước thải ra môi trường.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Quốc Tự, Giám đốc Công ty TNHH Giấy&Gỗ Bình Trung, cho biết: "Hệ thống xử lý nước thải cũ hiện đang sử dụng đã được chấp nhận vào thời điểm thành lập nhà máy, nhưng đến nay không còn tác dụng".
Báo cáo về tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Giấy và Gỗ Bình Trung. Ảnh: Linh Sơn |
Tuy nhiên, ông Tự lại cho rằng: "Tuy đã cũ, nhưng vẫn chấp nhận được! Nước thải tuy có màu, nhưng không độc hại...".
Độc hại hay không thì cần có cơ quan chức năng làm rõ hơn, nhưng theo chính báo cáo số 174/BC-CT ngày 15/07/2008 của công ty thì kết quả phân tích nước thải với mẫu lấy ngày 22- 23/2/2008 do Công ty Cổ phần Kỹ thuật&Phân tích Môi trường (trụ sở tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) tiến hành cho thấy, hầu như các kết quả thu được đều vượt xa so với tiêu chuẩn về quy định nước thải.
Cụ thể, mẫu ở hai bể nước thải trước bể lắng và nước thải sau bể lắng thì độ PH là 11.8 và 9.12 so với tiêu chuẩn là 5.5 - 9; độ đục là 542NTU và 237NTU so với tiêu chuẩn là 5.5 - 9NTU; TSS (tạp chất lơ lửng) là 554mg/l và 242mg/l so với tiêu chuẩn là 50mg/l...
Bản thân công ty cũng đã ghi trong báo cáo gửi đoàn giám sát của HĐND tỉnh Bắc Kạn trong lần kiểm tra mới đây: "Nước thải đã được xử lý sơ bộ bằng hệ thống lắng, tuy nhiên chưa đạt tiêu chuẩn, về hàm lượng TSS, độ màu, BOD, COD còn cao vì một số lý do mà chúng tôi đã nêu, rất mong đoàn thông cảm châm chước".
Nước thải chảy thẳng ra sông Phó Đáy. Ảnh: L.Sơn |
Công ty này cũng cho rằng, nước thải với kết quả trên không độc hại lắm cho môi trường và sông Phó Đáy vẫn rất nhiều cá! Quan sát tại thực tế hiện trường, nhận thấy ba bể lắng nước Xeo dung tích 250m3/bể với công nghệ lọc thấm cát đều rất sơ sài, nước sủi bọt, bốc mùi, nổi váng dầy cộm. Nước này được xả thẳng ra sông Phó Đáy mà không có một biện pháp kỹ thuật nào khác ngoài việc được xả vào bể lắng lọc.
Còn ở bể lắng dịch đen dung tích 500m3, ông Tự cho biết là để bốc hơi chứ không xả ra sông. Tuy nhiên, ở cuối bể, phóng viên chúng tôi phát hiện nước dịch đen bốc mùi này rò rỉ, chảy nhỏ theo một khe nước rậm rạp và lại chảy ra sông.
Với hệ thống lắng lọc cũ như vậy, thì việc không gây ô nhiễm mới là lạ, khi quy trình sản xuất của công ty sử dụng tới 280.000kg/năm NaOH (Xút) 96- 98 phần trăm, SO4 (lưu huỳnh) 4.000kg/năm, hoá chất xử lý nước thải là Axit Sunfuric...
Với công suất 400m3/ngày đêm nước tự nhiên dùng cho sản xuất (chủ yếu là ngâm tre, nứa nguyên liệu), không biết bao nhiêu nước thải độc hại đã chảy ra sông Phó Đáy?
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới chậm chạp
Để khắc phục việc gây ô nhiễm cho môi trường, Công ty TNHH Giấy&gỗ Bình Trung xây dựng dự án đầu tư bổ sung công trình xử lý nước thải với tổng vốn hơn hai tỷ đồng. Tổng diện tích mặt bằng 450m2 sẽ được xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ sinh - lý - hoá học. Thời gian thực hiện dự kiến là đến hết tháng 11. Hiện tại, đơn vị thi công đang xây các bể lắng lọc.
Tuy nhiên, do đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty Cổ phần Kỹ thuật&Phân tích Môi trường hoàn thành thiết kế quá chậm nên việc thi công phải chờ. Hợp đồng ký từ 19/2/2008 nhưng đến tận 30/6/2008, đơn vị tư vấn mới làm xong thiết kế và dự toán buộc các thành viên phải thực hiện chỉ thầu thay vì đấu thầu. Điều này cũng đặt ra dấu hỏi về chất lượng công trình khi mà thời hạn thi công đang rất gấp rút.
Nước thải chảy ra bể chứa sơ sài như thế này. Ảnh: L.Sơn |
Theo lãnh đạo công ty này, thì việc thi công ít nhất cũng sẽ được hoàn thiện trong năm nay để công ty có thể bước vào sản xuất hết công suất. Và hệ thống xử lý nước thải được hoàn thành mới chính là điều kiện quan trọng để công ty thoát khỏi tình thế khó khăn hiện nay, nhất là hạn chế gây ô nhiễm cho chính sông Phó Đáy.
Mặc dù vậy, chính lãnh đạo công ty cũng cho rằng, xử lý theo công nghệ sinh - lý - hoá tuy hiệu quả nhưng phải duy trì tốt môi trường trong các bể lắng để giữ cho vi sinh vật sống. Được biết, công ty này cũng đang tham khảo thêm công nghệ dùng hoàn toàn chất hoá học.
Trong khi đó, lãnh đạo Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn vẫn đang rất băn khoăn vì cho rằng, sẽ có khó khăn khi vận hành hệ thống xử lý mới.
Nhưng dù sao, dân nơi đây vẫn đang chờ đợi công ty sẽ thôi đầu độc sông Phó Đáy khi xây dựng xong hệ thống này trong thời gian tới.
(Theo Vietnamnet)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…