Môi trường » Nước
Dân sông đói nước
(00:03:11 AM 18/06/2011)
Ngay đối diện khu công nghiệp Gò Dầu, những người tái định cư để nhường chỗ cho nhà máy, xí nghiệp nơi đây bắt đầu không có nước sinh hoạt vì nước ngầm ô nhiễm
Mua nước 30.000 đồng/ngày
Nước giếng khoan của hộ bà Son có màu đỏ quạch, cặn không rửa sạch. Ảnh: D.K |
Anh Hứa Văn Tài (trưởng ấp 2 của xã Phước Bình (huyện Long Thành, Đồng Nai) đưa chúng tôi đi đến gần chục hộ dân, quanh khu nhà anh ở. Nhà nào ống nhựa PVC cũng mọc lỗ chỗ trong vườn vì mấy năm nay, nhà ít cũng phải khoan hai cái giếng, nhà nhiều khoan đến năm cái, chưa kể giếng đào. Lạ một điều, khoan càng sâu, nước càng hôi thối. Nguồn cơn cũng bắt đầu từ khi khu công nghiệp Gò Dầu, phía bên kia quốc lộ 50 ra đời.
Ông Lê Văn Nhỏ kể, năm 1992, sau khi cả nhà ông bị di dời vào đây nhường chỗ cho công ty bột ngọt Vedan, ông đào một cái giếng. Cả nhà dùng mãi cho đến khoảng bốn năm trước, nước giếng bỗng hôi thối, tanh tưởi, không thể ngửi được, ông bỏ tiền khoan giếng sâu 25 mét. Nhưng dùng chỉ được vài tháng, nước lại đổi màu đỏ quạch, tanh hôi như cũ. Cứ thế, ông chạy dọc vườn nhà, khoan tổng cộng bốn cái giếng, khoan xong rồi bỏ.
Hộ bà Trần Thị Son cũng chẳng khác gì, chỉ trong hơn một năm bà đã bỏ 6 triệu đồng, khoan bốn cái giếng. Rốt cục, đã hơn năm nay, cả nhà phải mua nước đóng chai để ăn uống (10 ngàn đồng/bình 20 lít), nước tắm giặt nhờ mưa, còn không, gánh thùng đi cả cây số xin về.
Mọi đồ đạc trong nhà như ca múc nước, thùng chứa, quần áo trắng toàn một màu vàng xuộm, đỏ quạch, mang ra phơi nắng, màu thâm xỉn như bã cà phê. Những mảnh tã của đứa cháu ngoại 5 tháng tuổi trở thành mớ giẻ lau nhớt xe chỉ sau vài lần giặt. Tấm áo trắng của đứa cháu đi học chỉ vài tháng đã ra màu nâu vàng… tất cả đều do mạch nước ngầm bị ô nhiễm làm ra.
Gần chục hộ nơi đây đều bị tai hoạ như ông Nhỏ, bà Son. Năm qua, nhà nào cũng bỏ phí 5 – 7 triệu đồng vì đào giếng, để rồi hàng ngày mua nước bình để uống và cầu trời mưa để tắm giặt. Có lẽ, niềm mơ ước nhất của họ bây giờ sẽ là tìm ra một mạch nước ngọt và trong lành như ngày xưa.
Hàng chục cuộc tiếp xúc đại biểu hội đồng, rồi những khiếu nại lên xã, nhưng cuối cùng, mọi chuyện rơi vào im lặng sau mấy lời hứa sẽ khảo sát, làm rõ.
Canh bạc nuôi tôm
Nước giếng khoan của hộ bà Son có màu đỏ quạch, cặn không rửa sạch. Ảnh: D.K |
Tai vạ bởi nguồn nước ô nhiễm ở xã Phước Bình như thế nào thì tai vạ của gần trăm hộ nuôi tôm sú ở xã Phước Thái (nằm ngay cạnh khu công nghiệp Gò Dầu và dòng sông Thị Vải) cũng y vậy. Năm 2007 vừa rồi, nhiều hộ mất trắng ba vụ tôm vì con nước chứa toàn chất thải từ khu công nghiệp.
Trước khi có khu công nghiệp này, dân nuôi tôm không bao giờ phải đầu tư giống – ông Nguyễn Văn Hùng (gọi là Ba Hùng, khu Bàu Rêu, xã Phước Thái), dân nuôi tôm đã có ngoài 20 năm kinh nghiệm nhớ lại.
Ngày xưa, chỉ cần tháo nước từ dòng Thị Vải vào đìa, tôm tự nhiên sẽ vào cùng, chẳng bao giờ lo bệnh tật. Nhà máy mọc lên, nước ô nhiễm, ông bỏ thêm tiền mua hai hệ thống máy bơm và dành hẳn 1/4 diện tích nuôi làm nơi lọc, lắng nước.
Chưa hết, tôm tự nhiên không còn, phải mua giống, cộng thêm vài chục triệu đồng mỗi vụ để mua hoá chất xử lý nước, những điều này ngày xưa không hề có. Nhưng tôm chết vẫn chết, năm ngoái, ông bị mất trắng ba vụ. Cụt vốn, thế là ba cái sổ đỏ của nhà bay vào ngân hàng nằm thế chỗ cho gần 300 triệu.
Nay, vụ này chỉ còn 10 ngày nữa là thu hoạch nhưng chẳng biết trời có thương? Ông ví von, nuôi tôm ở xứ này bây giờ giống đánh bạc, vụ này nếu được, ông sẽ có 100 triệu để trả nợ, nếu mất, ông mất 200 triệu vốn đầu tư. “Vì vướng vào nghiệp, không bỏ nghề được, chứ so vậy là mình thua nhiều hơn rồi”, ông nói.
Những lúc rảnh, cha con ông Trần Văn Leo (ấp 1 xã Phước Thái) thường ngồi ôm gối nhìn về phía những ống khói đang nhả của khu công nghiệp ngay sát cạnh đìa tôm. Năm ngoái, ông bị mất luôn ba vụ tôm vì nước độc. Mười năm có dư làm nghề tôm, chưa bao giờ ông nản như bây giờ, với ông mỗi ngày chỉ cầu sao trời mưa suốt để cái thứ nước sông đen và đặc như cà phê kia bị loãng đi và chìm xuống đáy.
Có vậy, ông mới lấy được nước cho đìa tôm. Nhìn cha con ông ở trần, da dẻ sần sùi như da cóc, ông cho hay, mỗi lần lội xuống nước sông, leo lên toàn thân đỏ rực, nổi hột khắp, gãi nhiều nên da thành sẹo.
Ông Ba Hùng tiếc rẻ, dòng sông Thị Vải nếu còn như ngày xưa, dân xứ này giàu lâu lắm rồi! Bây giờ, Thị Vải trở thành nghĩa địa khi mỗi ngày có khoảng 45.000m3 nước thải đổ vào.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…