»

Chủ nhật, 19/01/2025, 23:26:00 PM (GMT+7)

Các con sông bị đầu độc

(00:02:52 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Nước thải chưa qua xử lý từ các nhàm áy ở khu công nghiệp cứ cuồn cuộn đổ ra những con sông, dòng suối lớn ở miền Đông v2 Tây Nam Bộ. Các nhà khoa học lên tiếng cảnh báo từ lâu.

Nước thải chưa qua xử lý từ các nhàm áy ở khu công nghiệp cứ cuồn cuộn đổ ra những con sông, dòng suối lớn ở miền Đông v2 Tây Nam Bộ. Các nhà khoa học lên tiếng cảnh báo từ lâu.

 

Dân chịu đựng không thấu đã kêu nhiều lần! Thế nhưng những dòng nước đen ngòm, hôi thối vẫn cứ chảy vào giết dần những dòng sông!

Hệ thống sông ngòi trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mô phỏng vị trí một số khu, cụm công nghiệp trên các lưu vực sông. Nước thải từ các khu, cụm công nghiệp này xả thải vào một số nhánh sông rạch rồi dẫn về các sông lớn thuộc lưu vực -Ảnh: N.Triều - Q.Thanh. Đồ họa: Vĩ Cường

(Bài 1): Đồng Nai: sông, suối đều hấp hối

 

Các nhà khoa học đã cảnh báo và dân bức xúc về những dòng sông chết do ô nhiễm chủ yếu từ chất thải công nghiệp. Thế nhưng khi trở lại các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và ngay tại TP.HCM, chúng tôi thấy các con sông ở những địa phương này tiếp tục bị đầu độc.

Mặc dù đã có hai trận mưa lớn nhưng suối Nước Trong, đoạn gần Khu công nghiệp Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai vẫn bốc mùi nồng nặc, bọt đóng dài phía trên -Ảnh: Q.KHẢI

Không chỉ sông Đồng Nai đang được cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm do nước thải công nghiệp - suối Nước Trong - suối có vai trò khá quan trọng, cũng đang "hấp hối".

 

Suối Nước Trong (huyện Long Thành, Đồng Nai) dài gần 20km, vài năm trước đây không chỉ đóng vai trò thoát nước mà còn là nơi cung cấp nước ngọt phục vụ việc chăn nuôi, trồng trọt của hàng trăm hộ dân các xã Tam Phước, An Phước và Tam An.

 

Thế nhưng giờ đây suối này đang "hấp hối" khi hứng chịu lượng nước thải khổng lồ thường xuyên vượt các chỉ tiêu về ô nhiễm từ Khu công nghiệp (KCN) Tam Phước thải ra. Điều đáng nói, cùng với nước thải từ các KCN khác, lượng nước ô nhiễm trên suối Nước Trong đang ngày đêm thải trực tiếp ra sông Đồng Nai - con sông đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ nông nghiệp, phát triển kinh tế và cấp nước sạch cho hàng triệu người dân khu vực Đông Nam bộ, trong đó có TP.HCM.

 

Vi khuẩn bệnh đường ruột vượt tiêu chuẩn 36.000 lần!

 

Một ngày đầu tháng tám, chúng tôi trở lại khu vực suối Nước Trong (đoạn thuộc ấp 7, xã Tam Phước) hỏi về tình trạng sức khỏe của suối này, từ người dân đến chính quyền địa phương đều cho biết "ô nhiễm đến mức hết chịu đựng nổi".

 

Bà Đỗ Thị Hảo (ấp 7, xã Tam Phước) than thở: "Nhà tôi ở cách xa suối gần cả trăm mét nhưng cũng không thoát khỏi mùi hôi từ suối xộc vào. Có những đêm mùi hôi nặng quá đang ngủ phải thức giấc, đeo khẩu trang. Có hộ gần suối vì không chịu nổi mùi hôi phải dọn về ở nhờ nhà người thân". Một người dân tại xã Tam An còn cho biết: "Trước đây muốn bắt cua, câu cá chỉ cần xuống suối câu khoảng một giờ là đủ ăn. Còn giờ xuống nước một lúc là chân bị ngứa, nước ăn đến lở chân".

"Nếu xử lý mạnh tay, buộc một doanh nghiệp nào đó vi phạm môi trường ngưng hoạt động một thời gian sẽ có hàng ngàn công nhân bị nghỉ việc".

Ông LÊ VIẾT HƯNG
(giám đốc Sở TNMT)

Từ ấp 7, xã Tam Phước, chúng tôi di dọc suối Nước Trong, càng về phía thượng nguồn ô nhiễm càng nặng. Đến gần KCN Tam Phước, nước dưới suối đậm màu nâu đen. Tại một vị trí cống xả cách KCN Tam Phước khoảng 100m, nước dưới suối đen hơn, bốc mùi hôi, một lớp bọt hóa chất trắng xóa đóng dày và kéo dài hàng chục mét trên mặt nước.

 

Lãnh đạo xã Tam Phước cho biết đã nhận rất nhiều ý kiến và đơn thư phản ảnh của người dân về tình trạng ô nhiễm của suối Nước Trong. Quá trình kiểm tra thực tế cho thấy ô nhiễm có thật nhưng việc giải quyết thì ngoài tầm tay. Chưa kể con suối dài gần 20km hiện bị quá tải, nên sau mỗi trận mưa lớn nước ô nhiễm dưới suối tràn ngập hết nhà dân trong vài ngày, nhiều giếng đào bị nước ô nhiễm tràn vào phải bỏ, nhiều vườn cây ăn trái bị chết.

 

Ông Lê Hữu Đức, giám đốc công ty cổ phần phát triển KCN Tín Nghĩa (trước đây là Công ty TNHH một thành viên Tín Nghĩa) - chủ đầu tư hạ tầng KCN Tam Phước, cho rằng tình trạng ô nhiễm tại suối Nước Trong là do nhiều nguồn xả thải như nước thải của các hộ dân, trại bò sữa Long Thành chứ không riêng KCN Tam Phước. Hiện KCN Tam Phước có 46 công ty, xí nghiệp đang hoạt động, chủ yếu là các ngành nghề như chế biến gỗ, chế biến thực phẩm và đã có nhà máy xử lý nước thải, công suất 1.500m3/ngày mới hoạt động từ năm 2007. Tuy nhiên, ông Đức thừa nhận quá trình vận hành chưa ổn định nên nguồn nước xả ra có lúc chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định.

 

Cuối tháng 4/2008, Sở Tài nguyên&Môi trường (TNMT) Đồng Nai kiểm tra phát hiện lượng nước thải của KCN Tam Phước thải ra môi trường vượt chỉ tiêu nhiều lần. Cụ thể màu sắc vượt tiêu chuẩn 4,36 lần, COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD (nhu cầu oxy sinh học) vượt tiêu chuẩn 11-13 lần, amoni vượt tiêu chuẩn 2,6 lần. Đặc biệt coliform (vi khuẩn gây bệnh đường ruột) vượt tiêu chuẩn cho phép 36.000 lần.

 

Từ kết quả trên, UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần phát triển KCN Tín Nghĩa vì xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép với số tiền phạt 22 triệu đồng. Đồng thời yêu cầu công ty này xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra suối Nước Trong trước ngày 30/6.

 

Tuy nhiên, qua phản ảnh của người dân và quá trình khảo sát thực tế cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực suối Nước Trong vẫn không có dấu hiệu giảm.

 

12 KCN gây ô nhiễm 

"Có những đêm, mùi hôi nặng quá đang ngủ cũng phải thức dậy đeo khẩu trang".

Bà ĐỖ THỊ HẢO
(dân xã Tam Phước)

Tại Đồng Nai, không chỉ KCN Tam Phước, Gò Dầu mà nhiều KCN khác cũng đang trong tình trạng báo động đỏ về ô nhiễm môi trường.

 

Theo Sở TNMT Đồng Nai, trong 21 KCN đang hoạt động trên địa bàn chỉ mười KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trung tuần tháng 7/2008, HĐND tỉnh Đồng Nai có báo cáo giám sát về tình hình đầu tư hệ thống xử lý nước thải của các KCN trên địa bàn tỉnh, trong đó, nêu thực trạng ô nhiễm môi trường tại các KCN mà ai nghe qua đều phải giật mình. Cụ thể trong mười KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung với 589 doanh nghiệp đang hoạt động, có đến 215 đơn vị chưa đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải chung.

 

Những đơn vị đã đấu nối, có hơn 1/2 xử lý nước thải không đạt theo tiêu chuẩn quy định. Chưa hết, trong 11 KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung  thì đến 143 (chiếm 81 phần trăm) đơn vị chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung cục bộ. Tổng lượng nước thải của các KCN trên địa bàn Đồng Nai khoảng 68.000m3/ngày thải trực tiếp ra sông Đồng Nai và sông Thị Vải (trong đó có 48.000m3/ngày đêm thải ra sông Đồng Nai).

 

Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng kết luận hiện có 12 KCN gây ô nhiễm môi trường, trong đó, đáng lo ngại nhất là KCN Biên Hòa 1 được thành lập từ những năm 1960 với một số ngành nghề nhạy cảm với ô nhiễm như ăcqui, giấy, thực phẩm, hóa chất nhưng đến nay vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải.

Ông Lê Viết Hưng, giám đốc Sở TNMT Đồng Nai:

Giải tỏa trắng KCN Biên Hòa 1

Nếu đơn vị nào vi phạm nhiều lần hoặc cố tình không khắc phục sắp tới sẽ buộc tạm ngưng hoạt động. Đồng thời sẽ tạm ngưng cấp phép đầu tư đối với các KCN nào chưa xử lý tốt về vấn đề môi trường. Đến quý 1-2009, tất cả KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Riêng KCN Biên Hòa 1 do công nghệ lạc hậu, khó khắc phục được vấn đề ô nhiễm nên UBND Đồng Nai đã kiến nghị Chính phủ giải tỏa trắng để biến nơi đây thành trung tâm thương mại - dịch vụ. Nếu được chấp thuận thì khả năng đến năm 2010 mới bắt đầu triển khai. Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi sẽ làm việc với Công ty phát triển KCN Biên Hòa 1 để bàn biện pháp xử lý nguồn nước thải bị ô nhiễm.

Hiện lượng nước thải của KCN Biên Hòa 1 phải đưa sang KCN Biên Hòa 2 xử lý. "Tuy nhiên, cũng chỉ khoảng 200m3/ngày của KCN Biên Hòa 1 được đưa về nhà máy xử lý nước thải của KCN Biên Hòa 2 xử lý giùm, hơn 12.000m3 nước thải còn lại được các đơn vị xử lý cục bộ rồi thải thẳng ra sông Đồng Nai" - ông Lê Viết Hưng, giám đốc Sở TNMT Đồng Nai, cho biết.

 

Sáng 5/8, có mặt tại mương thoát nước của KCN Biên Hòa 1 ở khu phố 4, P.An Bình, TP Biên Hòa, chúng tôi ghi nhận gần như toàn bộ lượng nước thải của các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 1 được thải ra một mương thoát nước, chảy qua một khu dân cư rồi ra thẳng sông Đồng Nai.

 

Nước thải ra mương này lúc đầu có màu nâu đen, nhưng khoảng mười phút sau chuyển sang màu xám đặc, bốc mùi hôi hóa chất. Ông Lê Việt Đức, người dân ở đây, nói: "Không chỉ chịu đựng mùi hôi, mỗi khi mưa lớn nước thải theo nước mưa tràn ngập nhà. Khi nước rút, một lớp chất dơ như nước sơn bám trên nền nhà, tường phải dùng xà phòng chùi rửa nhiều lần mới hết".

 

Ông Nguyễn Văn Hùng, ban điều hành khu phố 4, cho biết: "Dân bức xúc phản ảnh nhưng không được giải quyết nên giờ chỉ biết chịu đựng, sống chung với ô nhiễm. Tới đâu hay tới đó”.

 

Xử lý qua loa

 

Theo số liệu thống kê, năm 2006 thanh tra Sở TNMT Đồng Nai kiểm tra đột xuất và định kỳ 381 doanh nghiệp, có 41 phần trăm doanh nghiệp vi phạm về ô nhiễm môi trường. Năm 2007, với số lượng kiểm tra tương đương thì số doanh nghiệp vi phạm về môi trường tăng lên 51 phần trăm.

 

Trong sáu tháng đầu năm 2008, mới kiểm tra 68 doanh nghiệp đã có đến hơn 45 phần trăm doanh nghiệp vi phạm. Ông Hoàng Văn Thống, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai, cho biết hiện gần 8.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong khi lực lượng kiểm tra giám sát về môi trường chỉ có thể tổ chức kiểm tra khoảng 500 doanh nghiệp/tháng.

 

Việc thiếu lực lượng để kiểm tra, giám sát về môi trường là có thật nhưng việc xử lý qua loa, không đến nơi đến chốn của các cơ quan chức năng, thiếu ý thức của một bộ phận doanh nghiệp mới chính là nguyên nhân đẩy hiểm họa ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.

 

Cụ thể tại KCN Tam Phước có gần chục đơn vị nhiều lần xả nước thải vào hệ thống thoát nước mưa, không đấu nối vào hệ thống xử lý tập trung bị phát hiện như công ty công nghiệp thực phẩm Ava, Công ty TNHH sản xuất đồ mộc CHIEN, Công ty TNHH gỗ Leefu. Tuy nhiên, việc xử lý chỉ bằng hình thức hăm dọa sẽ cắt nước và đến nay nhiều đơn vị vi phạm vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

 

Ông Lê Viết Hưng, cũng nhìn nhận việc xử lý các trường hợp vi phạm về môi trường hiện nay chưa đến nơi đến chốn. Ông đưa thêm lý do nếu xử lý mạnh tay, buộc một doanh nghiệp nào đó vi phạm môi trường ngưng hoạt động một thời gian sẽ có hàng ngàn công nhân bị nghỉ việc.

 

Nhiều người lập luận nếu phải đóng cửa một doanh nghiệp, có thể hàng trăm công nhân tạm nghỉ việc nhưng nếu không có giải pháp mạnh tay, không xử lý đến nơi đến chốn vấn đề môi trường thì đến một lúc nào đó sẽ có hàng triệu người và chính con cháu của họ phải trả giá. 

 

(Theo Tuổi Trẻ)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Các con sông bị đầu độc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI