Môi trường » Nước
Bệnh viện xả thải thẳng ra môi trường
(23:54:05 PM 17/06/2011)
Kết quả kiểm tra phát hiện nước thải có màu đen, mùi hôi và vào thời điểm này hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện không hoạt động. Đoàn kiểm tra đã tiến hành thử mẫu, quay phim, chụp ảnh xác nhận, lập biên bản về những sai phạm của bệnh viện.
Đội kiểm tra còn phát hiện lò đốt rác của Bệnh viện ĐKTƯ có rất nhiều rác thải y tế (có cả kim tiêm, chai lọ, dụng cụ truyền nước và các rác thải nguy hại khác) được gom từ các bệnh viện nhỏ về để tiêu hủy, nhưng bệnh viện này để bừa bãi không đúng quy định.
Rạch Xẻo Nhum đã trở thành con rạch chết
Con rạch Xẻo Nhum là nguồn nước phục vụ sinh hoạt từ bao đời nay của người dân nơi đây, nhưng gần 3 năm nay nước đen ngòm hôi thối, gia súc không dám uống, vịt không dám bơi lội, trở thành con rạch chết bởi nước thải từ BVĐKTƯ đổ thẳng ra. Hai bên Rạch Xẻo Nhum có khoảng 60 hộ dân ở khu vực V và VI , phường An Khánh, quận Ninh Kiều sinh sống. Nước thải từ Bệnh viện ĐKTƯ trực tiếp đổ ra cống thoát nước thông với cống công cộng lộ 91B và đổ vào rạch Xẻo Nhum làm người dân mất nguồn nước sinh hoạt. Chị Nguyễn Thị Tuyết Hoa ở khu vực V cho biết: “Tôi sinh ra và lớn lên ở đây hơn 40 năm, con rạch này là nguồn nước chính để gia đình chúng tôi tắm gội, sinh hoạt, tưới cây… Từ ngày Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ xả nước thải bẩn xuống rạch làm nước đen ngòm bốc lên mùi hôi đến ngạt thở”. Anh Nguyễn Việt Thắng cũng ở khu vực này bức xúc, gia đình anh trước đây dùng nước ở con rạch này đế lắng phèn nấu cơm, tắm gội, hàng ngày trẻ con bơi lội thoải mái, nhưng giờ đây không dám thò chân xuống. “Ai bảo tôi bước xuống đó lội vài mét lấy 500 ngàn tôi cũng không dám”, anh Thắng nói. Phải chứng kiến con rạch chết dần, chết mòn từng ngày người dân ở đây đã phản ảnh lên UBND phường An Khánh, lãnh đạo phường tiếp thu ý kiến của dân đã kiến nghị lên HĐND thành phố nhiều lần, nhưng vấn đề vẫn chưa được khắc phục. Con rạch ngày càng đen, mùi hôi thôi bốc lên càng nồng nặc hơn. Một cán bộ phường An Khánh nói về con rạch bị ô nhiễm trầm trọng Trao đổi với phóng viên, ông Võ Minh Tuấn chủ tịch UBND phường An Khánh cho biết, rạch Xẻo Nhum đang bị ô nhiễm trầm trọng, người dân không có nước sinh hoạt. Năm 2008 phường kết hợp với một Công ty cấp nước sạch của TP Cần Thơ gắn nguồn nước cho bà con ở khu vực V sử dụng. Đến cuối năm 2010 phường tiếp tục đầu tư và huy động người dân đóng góp 150 triệu để bắt thêm đường nước chính dẫn vào khu vực VI. Tuy nhiên, đến nay nhiều hộ dân vẫn chưa có nước sạch sử dụng bởi chưa có tiền gắn đường nước rẽ vào nhà. Nước ở con rạch ô nhiễm, nước sạch chưa thể đến nhà, người dân rất bức xúc. Năm 2008 Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Môi trường TP Cần Thơ đã lấy mẫu nước thải tại đầu ra của hệ thống xử lý của BVĐKTƯ Cần Thơ, kết quả cho thấy các chỉ tiêu quan trắc từ nước thải xử lý đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Trung tâm đã kiến nghị BVĐKTƯ cải thiện tình hình, nhưng gần 3 năm sau bệnh viện vẫn không thực hiện. Trả lời báo chí, Thượng tá Lê Văn Chì, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an TP Cần Thơ, cho biết: “Lúc chúng tôi đến lấy mẫu nước thì bệnh viện cho nhân viên xả nước rửa sân để nước trôi xuống nơi lấy mẫu kiểm tra nước thải khiến nước thải loãng ra rất nhiều. Tuy nhiên, kết quả quan trắc vẫn vượt mức độ cho phép”. Trước đó, ngày 14/3/2011 cũng tại bệnh viện này, Công an Phòng cháy chữa cháy (PCCC) Cần Thơ kiểm tra đốt xuất và phát hiện: Bệnh viện vi phạm hành lang an toàn phòng cháy chữa cháy. Cơ quan chức năng lập biên bản, yêu cầu ngày 14/5/2011 phải dời khu khám bệnh dịch vụ. Theo thượng tá Trần Đức Đình, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn Công an TP Cần Thơ, mua bảo hiểm PCCC là bắt buộc. Nhưng từ ngày đi vào hoạt động (năm 2007) đến nay, Bệnh viện ĐKTƯ không hề mua bảo hiểm PCCC. BS Đặng Quang Tâm - Giám đốc bệnh viện - giải trình bệnh viện chưa thực hiện được vì chưa được Bộ y tế cấp kinh phí để mua bảo hiểm PCCC (!).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
- Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
- Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
- Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
- Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
- Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
- Cảnh báo từ sông Mê Kông
- Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…