»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:14:07 AM (GMT+7)

Báo động ô nhiễm dầu trên Vịnh Hạ Long

(23:54:46 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Theo các kết quả quan trắc và đánh giá mức độ ô nhiễm nói chung và ô nhiễm dầu nói riêng của Báo cáo hiện trạng ô nhiễm vùng ven biển Việt Nam, trong đó , vùng nước Vịnh Hạ Long được đánh giá là có mức độ ô nhiễm dầu nặng nhất.

 

 ngan[-]dau[-]tran

Ngăn dầu tràn

 

Đặc biệt, vùng nước Cảng Cái Lân có thời điểm hàm lượng dầu trong nước biển đạt tới 1,75mg/l gấp 6 lần TCVN ( Tiêu chuẩn tạm thời : 0,3mg/l ) và gấp hàng trục lần tiêu chuẩn ASEAN, có đến 1/3 diện tích mặt vịnh thường xuyên có hàm lượng dầu từ 1 đến 1,73 mg/l. Hàm lượng dầu trong trầm tích ven bờ hai bên Cửa Lục đạt mức độ cao nhất 752,85mg/kg. Bằng mắt thường, có thể thấy, tại Cảng tàu Du Lịch Bãi Cháy, âu tàu Tuần Châu, các khu neo đậu tàu du lịch ở các điểm tham quan du lịch trên Vịnh, khu neo đậu tàu Vụng Đâng, Lán Bè, Bến Đoan, cảng xăng dầu B12, cảng Cái Lân, khu công nghiệp đóng tàu Giếng Đáy,v.v.. đều thường xuyên có váng dầu loang rộng trên mặt biển.

 

 

Đáng chú ý là tình trạng ô nhiễm dầu có xu hướng gia tăng, phức tạp hơn do các nguồn phát thải trên bờ cũng như trên biển không được kiểm soát, số lượng tàu thuyền gắn máy nhỏ dùng các động cơ cũ, lạc hậu tăng nhanh ,dẫn đến khả năng thải dầu vào môi trường biển nhiều hơn.

 

 

Các kết quả nghiên cứu khoa học đều cho thấy : Ô nhiễm dầu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với hệ sinh thái biển, chỉ với hàm lượng dầu 0,1mg/l trong nước biển đã làm chết các phù du làm thức ăn cho cá, tôm và làm thối, hỏng trứng cá, tôm. Do tạo màng trên bề mặt, làm giảm lượng ô xy trong nước sẽ hủy diệt tất cả các loài thủy sinh. Khả năng tích lũy dầu trong lớp trầm tích ven bờ và đáy biển( là một hợp phần quan trọng của môi trường biển ), là nơi trú ngụ của nhiều sinh vật đáy đặc sản, sẽ làm suy giảm và biến mất các loài sinh vật đáy này.

 

 

Quá trình tác động của ô nhiễm dầu đối với hệ sinh thái biển sẽ diễn ra như sau : Suy thoái hệ sinh thái ( HST) – Tổn thương HST – Mất HST.

 

Các nguồn phát thải chính gây ô nhiễm dầu Vịnh Hạ long

 

Các nguồn phát thải thường xuyên: Bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ dọc theo bờ Vịnh và các phượng tiện vận tải thường xuyên hoạt động trên Vịnh.

 

Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, việc gia tăng một cách chóng mặt các phương tiện vận tải thủy hoạt động thường xuyên trên Vịnh Hạ Long là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm dầu cho vịnh. Theo số liệu thống kê khoa học, tại các vịnh kín, các tàu nhỏ chạy bằng xăng-dầu thải ra lượng dầu chiếm 70% lượng dầu thải vào biển.

 

 

Thực tế, do việc áp dụng một cách máy móc, thiếu đồng bộ và không phù hợp các quy định về môi trường trong việc cấp phép hoạt động cho các phương tiện loại nhỏ có tổng công suất động lực máy diezen nhỏ hơn 220 KW nên hiện tại, 100% các các phương tiện loại này đều xả trực tiếp nước thải lẫn dầu chưa qua xử lý xuống Vịnh trong quá trình hoạt động. Hiện nay, với số lượng trên 1000 phương tiện các loại thường xuyên neo đậu và hoạt động trên Vịnh, cùng với hàng vạn lượt phương tiện ra vào Vịnh hàng năm, thì lượng dầu đổ ra vịnh hàng năm là rất lớn.

 

Nguồn phát thải không được kiểm soát của các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ dọc theo bờ vịnh cũng làm gia tăng đáng kể lượng dầu thải xuống vịnh. Ngoại trừ công ty xăng dầu B12 đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải lẫn dầu, còn lại, tất cả các cơ sở sản xuất và dịch vụ có xả thải lẫn dầu đều không có hệ thống xử lý. Theo Báo cáo quốc gia về ô nhiễm biển từ đất liền Việt Nam năm 2004, thì lượng dầu mỡ khoáng thải xuống biển của các cơ sở công nghiệp thuộc thành phố Hạ Long là 844 T/năm. Với tốc độ tăng trưởng của nghành CN bình quân 15%/năm, từ năm 2004 đến nay ( năm 2010 ) thì lượng dầu thải xuống biển  của các cơ sở CN ở thành phố Hạ Long không dừng ở con số trên.

 

 

Các nguồn phát thải không thường xuyên: Là các vụ tràn dầu do tai nạn, xúc rửa tàu dầu, rò rỉ do cấp dầu trên biển và các tai nạn hàng hải khác, theo thông kê, những nguồn phát thải này chiếm từ 2% đến 4% tổng lượng dầu thải ra vịnh.

 

Các giải pháp phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm dầu Vịnh Hạ Long

 

Giải pháp về pháp luật : Từ khi Việt Nam có luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và sau này được thay thế bằng luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và tham gia Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền MARPOL 73/78, chúng ta đã có hệ thống các văn bản hướng dẫn dưới luật về bảo vệ môi trường nói chung, trong đó có các quy định về bảo vệ môi trường biển và chống ô nhiễm dầu trên biển. Tuy nhiên, do các quy định về phòng chống ô nhiễm dầu trên biển còn chung chung, không cụ thể và thiều đồng bộ, nên hiện nay chúng ta không kiểm soát được các nguồn phát thải gây ô nhiễm dầu.

 

 

Điển hình là việc cấp phép hoạt động cho các phương tiện vận tải thủy có tổng công suất động lực diezen nhỏ hơn 220KW ( chiếm đại đa số các phương tiện đang hoạt động thường xuyên trên vịnh Hạ Long ) được dựa trên tiêu chuẩn nghành là Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa số 22TCN 246-06 do Bộ GTVT ban hành ngày 28/12/2006 , trong đó quy định đối với các tàu có tổng công suất động lực diezen nhỏ hơn 220KW thì không phải lắp thiết bị xử lý nước thải lẫn dầu, mà chỉ cần lắp két chứa dầu thải và két chứa nước lẫn dầu ( đây là quy định dựa trên công ước quốc tế MARPOL 73/78 ).

 

Tuy nhiên, trong công ước MARPOL73/78 còn quy định tại các cảng và bến neo đậu tàu thuyền phải có các cơ sở tiếp nhận, xử lý dầu thải và nước lẫn dầu của các tàu này được định kỳ bơm lên mà không được xả trực tiếp xuống sông- biển. Trên thực tế, tại tất cả các bến, cảng sông-biển và các khu neo đậu tàu thuyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam chưa nơi nào có cơ sở tiếp nhận và xử lý chất thải này, vì vậy, tất cả các tàu loại này chỉ trang bị theo quy phạm để được cấp phép hoạt động, sau đó đều xả trực tiếp các chất thải lẫn dầu  xuống sông, biển mà không bị kiểm soát.

 

Với tính chất là vùng đặc biệt nhạy cảm về môi trường, căn cứ vào luật Bảo vệ môi trường 2005 và Thông tư số 2891/1996/TT-KCM ngày 19/12/1996 của Bộ KHCN &MT về Hướng dẫn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, sau khi Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản tự nhiên thế giới và Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT của Bộ TNMT về Hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý, tỉnh Quảng Ninh cần phải đề ra các tiêu chuẩn bắt buộc về chống ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm dầu nói riêng với các cơ sở sản xuất ven bờ cũng như đối với  tất cả các loại tàu thuyền được phép hoạt động trên Vịnh Hạ Long.

 

 

Trong đó, đối với các cơ sở SX có chất thải lẫn dầu và các loại tàu thuyền bắt buộc phải có thiết bị xử lý đảm bảo nước thải ra môi trường Vịnh Hạ Long đạt tiêu chuẩn nước thải loại công nghiệp loại A theo TCVN 5945:2005. Hiện nay, trên thị trường đã có loại thiết bị VTOWS do Việt Nam sản xuất rất thích hợp để xử lý loại chất trải này.

 

Giải pháp về cơ chế chính sách và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước : Xác định đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển, vì vậy cần phải tăng cường vốn cho Quỹ bảo vệ môi trường để chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Có cơ chế ưu đãi về tài chính, thuế để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường, khuyến khích phong trào nghiên cứu KH-KT ứng dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 

Đề ra quy chế, xây dưng tiêu chuẩn và cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp, con tàu đạt tiêu chuẩn Doanh nghiệp sinh thái, Tàu sinh thái đối với các cơ sở sản xuất ven bờ và các loại phương tiện thủy được phép hoạt động trên Vịnh Hạ Long, đặc biệt là đối với các tàu vận chuyển và lưu trú khách du lịch.

 

Tăng cường kiểm tra và lắp đặt các trạm quan trắc mức độ ô nhiễm dầu ở các bến- cảng, khu neo đậu tàu thuyền trong vịnh. Bắt buộc các cơ sở sản xuất, dịch vụ có chất thải nhiễm dầu và các loại tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Hạ Long phải đăng ký nguồn phát thải nguy hại để  kiểm tra định kỳ và đột xuất, cũng như để kiểm soát được các nguồn phát thải này.

 

Giải pháp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường: Tăng cường tuyên truyền bằng mọi hình thức, nhất là trên các phương tiện thông tiện đại chúng về tác hại của ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm dầu nói riêng đối với Vịnh Hạ Long, cũng như lợi ích to lớn và lâu dài đối với việc bảo vệ môi trường Vịnh cho mọi người dân và du khách.

 

Thường xuyên mở các lớp tập huấn về bảo vệ môi trương cho các chủ doanh nghiệp,  chủ tàu, để cho mọi người đều nhận thức được việc đầu tư cho xử lý chất thải, bảo vệ môi trường là một khoản đầu tư đương nhiên và cũng là đầu tư cho phát triển, là khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp.

 

Định kỳ tổ chức các Tháng hành động về môi trường, Tuần lễ du lịch xanh,v.v... Để cho mọi người dân được tham gia vào công việc bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức xã hội về quyền lợi và trách nhiệm của việc bảo vệ môi trường.

Haf Thế Tiến
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Báo động ô nhiễm dầu trên Vịnh Hạ Long

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI