»

Thứ hai, 20/01/2025, 04:14:27 AM (GMT+7)

Bắc Kạn đối mặt với nguồn nước nhiễm thạch tín

(00:05:20 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Điều tra, khảo sát tổng quan hiện trạng ô nhiễm thạch tín (Arsenic) tại nguồn nước của Bắc Kạn cho thấy, tình trạng nhiễm thạch tín ở đây đang ở mức báo động...

Máy khai thác vàng tại sông Bắc Giang.

Điều tra, khảo sát tổng quan hiện trạng ô nhiễm thạch tín  (Arsenic) tại nguồn nước của Bắc Kạn cho thấy, tình trạng nhiễm thạch tín ở đây đang ở mức báo động, Trung tâm Thông tin Kỹ thuật Tài nguyên Mi trường tỉnh cho biết.

 

Hàm lượng thạch tín tại sông, suối cao

 

Đó là kết luận của Phòng Môi trường (Sở Tài nguyên&Môi trường) khi phân tích mẫu nước tại vị trí đuôi nước thải gần các xí nghiệp chế biến khoáng sản.

 

Kết quả cho thấy, nguồn nước tại các sông suối đều ô nhiễm thạch tín. Điều này cũng khẳng định, ở những vùng nhiều khoáng sản như Chợ Đồn, Ngân Sơn nguy cơ nhiễm thạch tín càng cao.

 

Một vài xã ở cuối nguồn nước thải từ khu vực khai thác quặng ở xã Bằng Lãng như Tủm Tó, Bản Lắc hàm lượng Arsenic khi thử nhanh đều cao hơn mức quy định.

 

Đoàn Trung tâm Thông tin Kỹ thuật Tài nguyên&Môi trường tiến hành điều tra ở tám huyện thị với 72 trên tổng số 122 xã, phường, tập trung vào giếng khoan, giếng đào và những mạch lộ mà dân sử dụng làm nước sinh hoạt. Cụ thể, 277 công trình lấy nước từ khe, mạch lộ, ba vị trí lấy nước mặt, 306 giếng đào và 114 giếng khoan.

 

Đoàn sử dụng bộ dụng cụ phân tích tại hiện trường, phiếu điều tra và gửi mẫu về phòng thí nghiệm... Kết quả xã Bằng Lãng (Chợ Đồn) có hàm lượng thạch tín 0,05mg/l (vượt quá tiêu chuẩn quy định là 0,01mg/l).

 

Những tài liệu nghiên cứu trước đó cũng khẳng định, tại một số huyện, nguồn nước mặt, nước sinh hoạt đều nhiễm thạch tín ở nhiều mức độ, qua thời gian chúng sẽ ngấm vào mạch nước ngầm và lại được dùng làm nước sinh hoạt.

 

Nhiễm thạch tín do hoạt động  khai thác khoáng sản

 

Bắc Kạn có nhiều sông suối như Sông Cầu, sông Năng, sông Phó Đáy, sông Bắc Giang, sông Na Rì, sông Hiến, sông Bằng Khẩu chưa kể hàng trăm con suối, khe lạch khác.

 

Nguyên nhân gây ô nhiễm được các khoa học khẳng định một phần do cấu tạo địa chất. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn do các nhà máy xả thải không qua xử lý, dân sử dụng nhiều chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, đào lấp giếng không đúng tiêu chuẩn. Quan trọng hơn nữa là do hoạt động khai thác khoáng sản ngày càng phát triển trên địa bàn tỉnh.

 

Một trong những biện pháp được Trung tâm Thông tin Kỹ thuật Tài nguyên&Môi trường phổ biến là dùng phương pháp lọc, cho nước thô đi qua khối vật liệu bằng cát, than hoạt tính, vải lọc.

 

Phương pháp này có thể lọc bớt các chất bẩn nhìn thấy như mănggan, kết tủa sắt, vi khuẩn và cả thạch tín. Điều này đặc biệt hữu dụng với rất nhiều hộ dân đang sử dụng giếng đào, giếng khoan ở các thị trấn, thị tứ của tỉnh ta.

 

Mặc dù, tình trạng nguồn nước nhiễm thạch tín tại Bắc Kạn chưa quá nghiêm trọng như tại Hà Nam, An Giang, v.v..., nhưng nếu dân sử dụng trong thời gian dài thì khả năng mắc bệnh là không tránh khỏi. Đã đến lúc ngành chức năng tỉnh Bắc Kạn phải tìm giải pháp để mọi việc không là quá muộn.

 

(Theo TNMT)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bắc Kạn đối mặt với nguồn nước nhiễm thạch tín

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI