»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:17:58 AM (GMT+7)

10 dòng sông ô nhiễm nhất thế giới

(23:55:42 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Nếu bạn đã biết đến những dòng sông tuyệt đẹp với khung cảnh như trên thiên đường thì chắc chắn bạn sẽ bị sốc khi biết đến 10 dòng sông ô nhiễm nhất thế giới đang bị chính con người hủy hoại.

 Sông Citarum, Indonesia

 

 song[-]o[-]nhiem

 

Sông Citarum, rộng 13.000km2, là một trong những dòng sông lớn nhất của Indonesia. Dòng sông này là một phần không thể thay thế trong cuộc sống của người dân vùng Tây đảo Java. Nó chảy qua những cánh đồng lúa và những thành phố lớn nhất Indonesia.

 

 

Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sông Citarum cung cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho 14 triệu dân thủ đô Jakarta, tưới cho những cánh đồng làm ra 5% sản lượng lúa gạo và là nguồn nước cho hơn 2.000 nhà máy - nơi làm ra 20% sản lượng công nghiệp của đảo quốc này.

 

 

Tuy nhiên, hiện tại nó cũng là một trong những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới. Citarum như một bãi rác di động, nơi chứa các hóa chất độc hại do các nhà máy xả ra, thuốc trừ sâu trôi theo dòng nước từ các cánh đồng và cả chất thải do con người đổ xuống.



Thay vì đánh cá, những ngư dân trên dòng sông này giờ có một hình thức kiếm tiền mới đó là  tìm những chiếc vỏ xe cũ và những đồ phế thải có thể bán lấy tiền.

 

 

Với những núi rác khổng lồ đó, thành phố hai bên bờ sông Citarum thường xuyên bị ngập lụt do dòng chảy của con sông bị tắc nghẽn bởi những núi rác.

 

 

Sông Yamuna, Ấn Độ

 

 song[-]o[-]nhiem[-][-]2

 

Thủ đô Delhi có 15 triệu dân thì chỉ có 55% dân số sống ở các khu vực có xử lý nước thải. Phần còn lại, nước thải đều chảy thẳng ra sông Yamuna. Đây chính là nguyên nhân khiến con sông nổi tiếng của Ân Độ đang ngày một ô nhiễm hơn nhiều.

 

 

Dòng sông này dài 1.376km, chạy tới tận chân dãy núi Himalaya. Lượng rác đổ xuống sông từ năm 1993 đến 2005 đã tăng gấp đôi. Vì thế các dòng sông ở Ấn Độ vốn đã ô nhiễm lại càng ô nhiễm hơn với 58% rác thải của thành phố đổ xuống sông Yamuna.

 

 

 Sông Buriganga, Bangladesh

 

 song[-]o[-]nhiem[-]3

 

Sông Buriganga là một trong những con sông lớn chạy qua thủ đô Dhaka của Bangladesh. Tuy nhiên, từ năm 1995 - 1999, mức ô nhiễm sông Buriganga rất cao. 



Sông bị ô nhiễm bởi các hóa chất từ các nhà máy ximăng, xà phòng, nhuộm, da và giấy. Hầu hết những loại hóa chất được xác định có trong nước sông đều thuộc nhóm 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), rất độc hại đối với con người.



Các chất ô nhiễm này liên tục thâm nhập vào cơ thể con người thông qua thực phẩm, đồ uống và phá huỷ các bộ phận của cơ thể.

 

 

Sông Hoàng Hà, Lan Châu, Trung Quốc

 

 song[-]o[-]nhiem[-]4

 

Sông Hoàng Hà của Trung Quốc có lẽ không cần nói chúng ta cũng đã biết nó có vai trò quan trọng thế nào với người dân nước này. Đây chính là nguồn cung cấp nước lớn nhất cho hàng triệu người dân ở phía bắc Trung Quốc nhưng hiện giờ đã bị ô nhiễm nặng nề bởi sự cố tràn dầu cách đây không lâu.



Một đường ống dẫn dầu bị vỡ của Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc với hơn 1500 lít dầu đã tràn vào đất canh tác và một phụ lưu của sông Hoàng Hà.

 

 Sông Marilao, Philippin

 

 song[-]o[-]nhiem[-]5

 

Nằm trong hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỉnh Bulacan ở Philipines. Sông Marilao đang bị ô nhiễm nặng nề với đủ thứ rác thải sinh hoạt hàng ngày.

 

 

Đây còn là nơi lưu thông hàng hoá cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Chính vì vậy, nguồn nước của sông Marilao chứa rất nhiều các hóa chất gây độc hại cho sức khỏe con người như đồng, thạch tín.



Các chất ô nhiễm này gây ra các vấn đề về sức khoẻ cho cư dân trong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt tại vịnh Manille.

 

Trước nguy cơ bị xóa sổ, chính quyền địa phương đã có những biện pháp can thiệp, nhưng sông Marilao vẫn hàng ngày hàng giờ hứng chịu rác thải của các hộ dân ven sông và các chất thải từ khu chế xuất vẫn xả trộm ra sông.

 

Sông Hằng, Ấn Độ 

 

 song[-]o[-]nhiem[-]6

 

Con sông linh thiêng của người Ấn Độ đang hấp hối vì ô nhiễm từ quá trình công nghiệp hóa nhanh của nước này. Theo ước tính, có hơn 400 triệu người sống dọc hai bờ sông Hằng và mỗi ngày có 2 triệu người tới bờ sông làm các nghi thức tắm rửa tại đây.

 

 

Trong quá khứ, một đặc trưng thường được nhắc đến của sông Hằng là khả năng tự lọc khi hầu hết các loại vi khuẩn trong nước như tả hay lị thường bị tiêu diệt, tránh gây cho con người những đại dịch lớn. Ngoài ra, nước ở đây cũng có tỉ lệ giữ oxy hòa tan cao gấp nhiều lần so với các con sông thường.

 

 

Có lẽ vì phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm với con người mà dòng sông thiêng giờ đây cũng phải chịu chung số phận của những con sông trần thế khác, đó là nạn ô nhiễm nặng nề. Nước sông Hằng đã có mùi khó chịu, rác và chất thải vương vãi khắp nơi.

 

 

Theo gangajal.org - trang web chuyên theo dõi môi sinh của sông Hằng, nước sông giờ không những không thể dùng ăn uống, tắm giặt mà còn không thể dùng cho sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu cũng phát hiện tỉ lệ các kim loại độc trong nước sông khá cao như thủy ngân (nồng độ từ 65-520ppb), chì (10-800ppm), crôm (10-200ppm) và nickel (10-130ppm).

 

 

Ngoài ra, do việc hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi sông nên thi thể người trôi lững lờ trên dòng sông này không phải là chuyện hiếm. Rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu lò đốt cũng là một nguyên nhân làm tăng ô nhiễm ở sông Hằng.

 

 

Sông Tùng Hoa, Trung Quốc

 

 song[-]o[-]nhiem[-]7

 

Rất nhiều con sông trên thế giới đã bị ô nhiễm nặng nề với nguyên nhân bởi một sự cố bất thường liên quan đến các nhà máy hóa chất. Sông Tùng Hoa, Trung Quốc cũng là một trong số đó.

 

Sông Tùng Hoa chảy qua thành phố lớn Cáp Nhĩ Tân với gần 4 triệu dân và hơn 30 thành phố khác, nối tiếp với các vùng thôn quê mà đa số cư dân sống nhờ vào nguồn nước của con sông này.

 

 

Tuy nhiên, vào chủ Nhật 13/11/2005, một nhà máy hóa chất dầu hỏa lớn trong tỉnh Cát Lâm phía bắc Trung Quốc đã bất ngờ bị nổ và hậu quả là hơn 100 tấn benzene và những chất độc khác từ nhà máy đã đổ xuống sông Tùng Hoa.



Con sông này có chiều dài ngót 2.000km, là một phụ lưu lớn của sông Hắc Long Giang. Benzene và nitrobenzene là chất gây ung thư ngay cả với liều lượng nhỏ. Khối chất độc ấy sẽ tiếp tục trôi xuống hạ nguồn, đổ vào con sông lớn Hắc Long Giang.

 

 

Sông Mississippi, Mỹ

 

 song[-]o[-]nhiem[-]8

 

Sông Mississipi, con sông dài thứ 2 ở Hoa Kỳ, dài 3.782km từ Hồ Itasca, chảy từ Minnesota đến đồng bằng Louisiana. Đồng thời còn là nơi thông thủy đến hơn 40% cho nước Mỹ.

 

 

Nhận thức được tầm quan trọng của con sông này, người Mỹ đã tiến hành xây hàng nghìn con đập và đê dọc theo chiều dài của dòng sông trong suốt thế kỷ trước để hỗ trợ giao thông thủy và kiếm soát lũ lụt.



Tuy nhiên, việc làm này cũng đồng thời ngăn các lớp trầm tích chảy xuống hạ lưu làm xói mòn nhanh chóng đến mức các nhà khoa học đang lo sợ rằng vùng đất ở gần Connectitut sẽ hoàn toàn biến mất.

 

 

Sông Sarno

 

 song[-]o[-]nhiem[-]9

 

Con sông này nổi tiếng bởi mức độ ô nhiễm nhất châu Âu. Nó chảy qua Pompei tới phía nam của vịnh Naples với rất nhiều rác thải sinh hoạt và những rác thải công nghiệp. Sarno đã không chỉ làm ô nhiễm tại những nơi nó chảy qua mà còn làm ô nhiễm vùng biển mà nó đổ vào gần khu vực vịnh Naples.

 

Sông King

song[-]o[-]nhiem[-]10 

Chốt trong bảng xếp hạng đó là con sông King nằm ở Tây Úc. Con sông này có độ phèn rất cao do chịu tác động của hơn 1,5 triệu tấn rác thải sunfit từ hoạt động khai khoáng được đổ xuống mỗi năm. Lượng rác thải này hiện là hơn 100 triệu tấn. Vì vậy, môi trường con sông này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Nguyễn Tâm /Theo Zuzutop
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 10 dòng sông ô nhiễm nhất thế giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI