»

Thứ năm, 28/11/2024, 00:48:30 AM (GMT+7)

10.000 dân sử dụng nguồn nước ô nhiễm

(00:05:10 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Hàng chục năm nay, dân sống ở các thôn ven phá Tam Giang ở xã Lộc An phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn. Vẫn biết có nguy cơ dẫn đến bệnh tật rất cao nhưng vì đời sống nghèo khó nên họ đành cam chịu.

Hàng chục năm nay, dân sống ở các thôn ven phá Tam Giang ở xã Lộc An phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn. Vẫn biết có nguy cơ dẫn đến bệnh tật rất cao nhưng vì đời sống nghèo khó nên họ đành cam chịu. 

 

Kinh hoàng nguồn nước ô nhiễm

 

n

Mệ Nguyễn Thị Mỹ dùng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn và tanh tưởi để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Ngọc Lan

 

Ông Nguyễn Diệm, trưởng thôn Phú Môn, cho biết: “Trước đây người dân của ngôi làng này chủ yếu sống ở thuỷ diện, lênh đênh sông nước, nay đây mai đó. Kiếp sống vạn đò khiến đời sống sinh hoạt của dân vô cùng khó khăn, quanh năm phải uống nước sông, nước phá. Sau khi được tỉnh, huyện tạo điều kiện cho lên bờ định cư, dân rất mừng. Cứ nghĩ cảnh uống nước sông sẽ không còn lặp lại, rứa mà không ngờ hơn 20 năm đến đây định cư, dân vẫn phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn”.

 

Bước chân thấp, chân cao, kéo chúng tôi về giếng nước nhà mình, bà Nguyễn Thị Mỹ ở thôn Phú Môn vừa nói vừa múc gáo nước từ giếng lên, thở dài: “Mấy cô thấy đó, nước mới múc lên mà có màu đỏ au như đất biên hoà. Tội cho mấy đứa cháu nhỏ, nhà đã nghèo, được hai bộ quần xanh áo trắng đi học, vài ba bữa đều trở thành màu đen tất cả là do nước nhiễm phèn mà ra”.

 

Cùng với thôn Phú Môn, hàng ngàn người ở các thôn: Hai Hà, Bắc Thượng, Châu Thành, v.v…, cũng đối mặt với tình trạng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn.

 

Ông Lê Chí Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc An cho biết: “Toàn xã có 2.400 hộ dân, với 13 ngàn nhân khẩu, trong đó hơn 80 phần trăm hộ dân sử dụng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn. Nhiều lần tiếp xúc cử tri của huyện, tỉnh, vấn đề nguồn nước ô nhiễm trầm trọng đã nhiều lần đưa ra bàn luận, bà con nhân dân ai ai cũng mong muốn có nước sạch để đảm bảo sức khoẻ và tính mạng. Cấp trên có hứa sẽ sớm tìm giải pháp, nhưng rồi mọi chuyện vẫn nằm im lìm".

Rót cốc nước trong mời khách nhưng ông Nguyễn Thanh Thám ở thôn Châu Thành rụt rè vì nước sau khi đun sôi, vẫn còn mùi tanh, ở dưới đáy có một lớp cặn. Nhưng không còn sự lựa chọn nào khác nên dân nơi phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

 

“Đời sống nhân dân nơi đây nghèo khó lắm. Tiền mua gạo bữa có bữa không nên cả làng không ai dám nghĩ đến chuyện mua nước sạch để uống” - ông Thám tâm sự

 

Cùng với nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, một số giếng nước còn có màu đỏ au, tanh tưởi và hôi thối. Đặc biệt là những ngày này, khi trời nắng, nguồn nước càng ô nhiễm trầm trọng.

 

Chị Phùng Thị Toan ở thôn Hai Hà cho biết: “Tui coi ti vi nghe nói, bệnh tả đang hoành hành, trong đó chất lượng nguồn nước không đảm bảo cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tả. Mình lớn tuổi rồi, nếu có chuyện chi chết cũng không tiếc nhưng tội nghiệp cho mấy đứa trẻ con, cứ ngày qua ngày phải nghiến răng uống nước ô nhiễm”.

 

Bà Hoàng Thị Chấu ở thôn Hai Hà đã bước qua tuổi 80, vậy mà, hàng ngày cũng phải lội bộ hơn hai cây số để gánh từng thùng nước về uống. “Nước giếng nhà tui có màu đỏ au, nên đắp chiếu năm năm rồi. Tưởng mạch nước ở đây bị hư, hì hục đào giếng khác nhưng nguồn nước vẫn không cải thiện”.

 

Đang trò chuyện với bà Chấu thì đứa cháu ngoại từ trường trở về, quăng nhanh chiếc cặp sách trên bàn, chạy về bể nước có màu đỏ au và tanh tưởi, uống ừng ực.

 

“Đó là chuyện xảy ra thường ngày ở đây. Tui biết chắc dùng nước ni trước sau chi cũng bệnh mà phải dùng chứ biết răng chừ. Mỗi lần trong nhà có người đau, ốm mà sử dụng nước này để uống thuốc, trong lòng lo lắng lắm vì sợ bệnh càng nặng thêm…!” - bà Chấu nói với vẻ mặt lo lắng.

 

Dịch bệnh đang đe doạ

 

n
Giếng bỏ hoang do nguồn nước ô nhiễm trầm trọng. Ảnh: Ngọc Lan
Chị Nguyễn Thị Hương, Trưởng trạm Y tế xã Lộc An, cho biết, đầu tháng 4/2008, Trạm Y tế có tiếp nhận một số bệnh nhân có dấu hiệu nôn, đi cầu nhiều lần trong một thời gian ngắn. Theo chẩn đoán lâm sàng, thì các bệnh nhân này bị tiêu chảy do vi rút.

 

Mới đây, công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ nghiêm cấm việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm để tưới bón rau, nhưng đối với địa phương mà ngay nước sinh hoạt cũng đang bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân thì liệu nước tưới rau có đảm bảo vệ sinh an toàn?

 

Trước thực trạng nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn trầm trọng, nên dân sử dụng các bể lọc nước bằng phương pháp thủ công. Theo quan sát của chúng tôi, bên trong các bể lọc là hỗn hợp các loại sạn, đá sỏi nhỏ và cát…

 

Hàng trăm bể lọc nước qua năm tháng thấm phèn và đã nhuốm thành màu đỏ. Sở Y tế và các ngành chức năng có về địa phương, khảo sát chất lượng nước đã qua bể lọc thủ công. Kết quả cho biết, nguồn nước ở đây đang bị ô nhiễm nặng không thể sử dụng trong sinh hoạt.

 

Ông Nguyễn Diệm, trưởng thôn Phú Môn lật từng trang giấy trên cuốn sổ ghi tên dày đặc những bệnh nhân mắc các bệnh như: đường ruột, tiêu hoá, bao tử và ngập ngững: “Nguyên nhân dẫn đến bệnh tật gia tăng ở xã này chủ yếu là do nguồn nước ô nhiễm”.

 

(Theo Vietnamnet)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 10.000 dân sử dụng nguồn nước ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI