»

Thứ sáu, 22/11/2024, 20:00:37 PM (GMT+7)

Trung Quốc đã biến Kazakhstan thành sa mạc như thế nào?

(18:24:13 PM 27/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Trung Quốc có xung đột lợi ích gần như với tất cả nước láng giềng. Hiện nay, dư luận đang tập trung sự chú ý vào tranh chấp đảo Senkaku (và sắp tới có thể còn cả Okinaoa) với Nhật Bản ở phía Đông, các tranh chấp biển đảo trên biển Đông với Việt Nam, Philipines và một số nước Đông Nam Á khác ở phía nam, tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ ở phía tây v.v .

Nhưng ở một hướng khác, Trung Quốc cũng đang có những tranh chấp lợi ích với một nước láng giềng phía Bắc, tuy âm thầm hơn nhưng cũng rất khốc liệt và không khoan nhượng  - đấy là tranh chấp nguồn nước với Kazakhstan. Ngày 23/01/2013, Báo điện tử “Lenta.ru” của Nga đã đăng bài với tiêu đề:

 

“Hồ Aral thứ 2” (tác giả nhắc tới thảm họa môi trường do con người gây ra ở hồ Aral tại khu vực Trung Á thời Liên Xô trước kia do lấy nước trồng bông đã biến một biển nội địa lớn thứ 4 thế giới thành một sa mạc) nói về cuộc tranh chấp này và rất nên được quan tâm, nhất là đối với cư dân các nước có “chung một dòng sông” với Trung Quốc. Xin được lược dịch để bạn đọc tham khảo. 

 

Biên[-]giới[-]giữa[-]Trung[-]Quốc[-]và[-]Kazakhtan[-]hiện[-]đang[-]diễn[-]ra[-]tranh[-]chấp[-]giữa[-]hai[-]nước[-]này
Biên giới giữa Trung Quốc và Kazakhtan hiện đang diễn ra tranh chấp giữa hai nước.

 

Hồ Balkhash trong một vài thập kỷ tới sẽ lặp lại số phận của Biển Aral, sông Irtis (phiên âm theo như bản đồ để bạn đọc dễ theo dõi) sẽ biến thành một dãy các đầm lầy và các vũng nước đọng, cư dân các thành phố Ust- Camenogorsk, Pavlodar, Caraganda và Semei (Semipalatinsk) sẽ không còn nước uống, các núi băng trên dãy Alatai sẽ tan và làm trôi thành phố Alma- Ata -  đây là kịch bản phát triển sự kiện thảm họa mà các nhà sinh thái học đưa ra liên quan đến các kế hoạch của Trung Quốc phát triển khu vực lãnh thổ phía Tây Bắc của nước này- Khu tự trị  Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. 

 

Khu tự trị này là vùng đất bán sa mạc, không thể phát triển được nếu thiếu nước và người Trung Quốc đã rất tự nhiên đã lấy nguồn nước từ các sông Ile và Irtis -  hai con sông quyết định trực tiếp đến cuộc sống của cả  Miền Trung tâm và Miền Đông của Kazakhstan.

 

Các cuộc tranh luận về quy chế pháp lý của các con sông biên giới đã được Bắc Kinh và Astana ( thủ đô Kazakhstan) đã kéo dài từ năm 1998 đến nay, nhưng mãi đến năm 2009 phía Trung Quốc mới đồng ý bắt đầu các thảo luận chi tiết về các vấn đề phân chia nguồn nước và bảo vệ các con sông xuyên biên giới. Đến năm 2011, hai bên đạt được thỏa thận là sẽ phân chia xong nguồn nước của sông Ile và Irtis trước năm 2014.

 

Sông Irtis dài 4248 km, diện tích lưu vực – 1643 km2, còn sông Ile dài 1439 km, diện tích lưu vực 140.000 km2. Cả hai sông này đều bắt nguồn từ lãnh thổ Trung Quốc: sông Irtis- tại biên giới Trung Quốc với Mông Cổ, trên sườn trái của dãy núi Altay thuộc Mông Cổ, còn sông Ile- trên các núi của dãy Thiên Sơn.

 

Sau khi chảy qua lãnh thổ Trung Quốc các sông này chảy vào lãnh thổ Kazakhstan, sông Ile đổ vào hồ  Balkhash (hồ nước mặn lớn thứ 2 sau biển Kaspiên và là hồ lớn thứ 14 trên thế giới) còn sông Irtis chảy tiếp tục chảy qua biên giới Kazakhstan- Nga và đổ vào sông Obi ( Nga). 

 

Ven bờ các con sông Irtis trên lãnh thổ Kazakhstan là các thành phố Ust-Camenogorsk, Pavlodar, Semei,  nguồn nước của con sông  này được sử dụng cho kênh đào Irtis - Caraganda để cung cấp nước nước sinh hoạt cho thủ đô Astana , tổng cộng có 4 triệu người Kazakhsan sử dụng nguồn nước của con sông này.

 

Trên sông Ile trong thế kỷ trước người ta đã cho xây dựng nhà máy thủy điện Capchagaisk và hồ chứa nước Capchagaisk cách Alma- Ata ( thủ đô cũ của Kazakhsatn) khoảng 70 km . Con sông này cung cấp tới 70 - 80 % lượng nước cho Hồ Balkhash. Trên lưu vực 2 con sông này tập trung tới 1/6 dân số và 1/5 các xí nghiệp công nghiệp của Cộng hòa Kazakhstan .



Vào năm 2000,Chính phủ Trung Quốc thông qua chiến lược khai phá quy mô lớn Miền Tây Trung Quốc. Tất cả mọi người đều biết là phàm một khi người Trung Quốc bắt tay vào làm một điều gì thì họ làm một cách rất căn cơ: Nếu trong giai đoạn 2000-2002, tốc độ phát triển kinh tế trong khu vực này chỉ dao động trong khoảng 8,2 đến 8,7 %, đến giai đoạn 2006-2009 con số trên  đã là gần 12%.

 

Tuy nhiên, vì Khu tự trị Duy ngô Nhĩ Tân Cương  là khu vực hiếm nước nhất ở Trung Quốc nên chính quyền Trung Quốc phải tìm nguồn nước để đảm bảo cho số cư dân ngày càng tăng và các tổ hợp công nghiệp ngày càng phát triển trong khu vực .

 

Đến năm 2012, Giới cầm quyền Trung Quốc đã cho triển khai xây dựng kênh đào nối sông Ile với phần phía tây của Khu bán sa mạc lòng chảo Tarim, và lấy nước của sông Irtis cung cấp cho trung tâm công nghiệp của Tân Cương  - thành phố Caramai.

 

Quần[-]đảo[-]Nhật[-]Bản[-]gọi[-]là[-]Senkaku[-]Trung[-]Quốc[-]gọi[-]là[-]Điếu[-]Ngư[-]đang[-]diễn[-]ra[-]tranh[-]chấp[-]giữa[-]hai[-]nước.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Nhật Bản đang sở hữu đang diễn ra tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

 

Cũng vào thời gian này, Trung Quốc đã xây dựng một kho chứa dầu lớn nhất trong khu vực và điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến việc họ sẽ lấy thêm nước để phục vụ cho các mục đích công nghiệp.

 

Trước đó, người Trung Quốc cũng đã xây hai con sông đào nối sông Irtis đen với thành phố Caramai và sông Irtis với thủ phủ Urumqi của Tân Cương. Một phần nước của sông  Irtis đen (tên gọi của Irtis ở phía thượng nguồn) theo kênh đào thứ nhất được dẫn đến hồ Uliungur (diện tích của hồ này trong các thập kỷ gần đây đã tăng lên hơn 200 km2), còn sông đào thứ hai đưa nước vào hồ chứa nước khu Tarim- ở đây  Trung Quốc đã phát hiện được nhiều mỏ dầu và khí đốt lớn và  đang tích cực triển khai khai thác.  Trung Quốc dự kiến sẽ lấy từ hai con sông đào trên khoảng  hơn 6 km3 ( 6 tỷ m3) mỗi năm. 

 

Theo chuyên gia Kazakhstan Talgat Mamưraiưnov thì trên sông Ile Trung Quốc đã cho xây tới 13 hồ chứa nước và 59 trạm thủy điện. Theo tính toán của phía Kazakhstan thì hàng năm Trung Quốc lấy của sông Ile khoảng 15 km3 nước và con số trên sẽ ngày càng tăng thêm.

 

Các nhà thủy văn học cho rằng, chỉ cần lấy của sông Ile 10% lượng nước sẽ dứt khoát dẫn đến hậu quả là hồ Balkhash sẽ chia thành hai hồ  nước nhỏ đúng như tình trạng hồ Aral trước kia, và một trong số đó  sẽ hoàn toàn cạn kiệt. Ngay thời điểm này  các nhà môi trường học đã đề cập  tới tình trạng đã có các đám mây bụi muối bốc lên từ bề mặt các hồ nhỏ đang khô cạn xung quanh hồ Balkhash và ven sông Ile.   

 

Mọi vấn đề về nước giữa Kazakhstan và Trung Quốc hiện nay được điều chỉnh theo thỏa thuận  liên chính phủ ký ngày 12/09/2001 về hợp tác trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước các con sông xuyên biên giới.

 

Rõ ràng là phía Kazakhstan đã nhận thức đúng lúc là  cần phải đổi mới văn kiện này do những đòi hỏi của tình hình hiện nay và tình hình môi trường phát sinh đã đặt ra những yêu cầu mới – vì thế, vào năm 2007 phía Kazakhstan đã đề nghị phía Trung Quốc ký một hợp đồng ưu đãi 10 năm về việc nước này cung cấp lương thực cho Trung Quốc (với giá ưu đãi) để đổi lại việc Trung Quốc cho tăng lưu lượng dòng chảy vào hồ Balkhask nhưng Bắc Kinh đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị này.

 

Hậu quả là, các chuyên gia đã thừa nhận một thực tế  là các nguồn tài nguyên của hồ đã hiện nay đã ở “ tình trạng căng thẳng”: khối lượng đánh bắt cá giảm, mực nước hồ giảm hơn 1m. Nước ngọt tại phần phía Tây của hồ trên thực tế không thể sử dụng cho sinh hoạt được nữa, và hiện nay nguồn nước dùng cho sinh hoạt tại thành phố Balkhash phải vận chuyển về từ những địa điểm cách thành phố hàng trăm km.

 

Nếu như , ví dụ như  vào những năm 80 mỗi năm có thể đánh được 10.000 đến 13.000 tấn cá chép thì đến năm 2000, số lượng đánh bắt chỉ  hạn chế ở mức 150 tấn, nhưng trên thực tế chỉ đánh bắt được 50 tấn. Do xu hướng suy giảm nguồn tài nguyên cá nghiêm trọng nêu trên  nên năm 2012 chính quyền Kazakhstan buộc phải cấm đánh bắt cá chép ở hồ Balkhash từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 1 tháng 6,-  thời gian có thể đánh bắt tới một nửa sản lượng cá mỗi năm.

 

Mùa thu năm 2012 tại thành phố Alma- Ata , Chính quyền Kazakhstan đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề  “ Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc làm giảm các rủi ro xảy ra thảm họa thiên nhiên”,-  chính tại Hội thảo này các nhà khoa học đã công bố một thực trạng là đến đầu năm 2012 mực nước trung bình hàng năm của hồ Balkhash là 342,67 cm và trong tương lai, theo dự báo của các chuyên gia địa phương, chỉ số trên sẽ suy giảm, bởi vì nguồn băng cung cấp nước cho Ile đã tan chảy hơn 40% và nguồn nước mà phía Trung Quốc lấy đi (kể cả Kazakhstan) thường xuyên tăng lên. Khi mực nước tụt xuống mức 341 cm  thì đấy đã là mực nước gây thảm họa.

 

Nếu như việc làm nghèo nguồn tài nguyên  và cạn kiệt nước của hồ Balkhash ngoài yếu tố ”Trung Quốc” còn có lỗi của nhà máy thủy điện Capchagiaskaia thì việc suy giảm nguồn nước sông Irtis có nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển mạnh mẽ khu vực Tân Cương của Trung Quốc.

 

Theo số liệu của Cơ quan thủy văn Nga, đến năm 2012 tổng lưu lượng dòng chảy hàng năm của sông sông Irtis đen trên biên giới Trung Quốc- Kazkhstan là 5 km3 nhưng Trung Quốc đã dùng kênh đào Irtis đen- Caramai có chiều rộng 22 m và chiều dài 300 km lấy đi hơn 1,8 km3. 

 

Cứ theo kế hoạch của chính quyền Trung Quốc  tăng số lượng dân cư ở Tân Cương từ 20 triệu lên 100 triệu thì đến năm 2030 Trung Quốc sẽ tăng số lượng khai thác nước của con sông này lên gấp đôi. Và điều đó, dĩ nhiên sẽ dẫn đến việc hồ Zaikan sẽ biến thành đầm lầy, mực nước ngầm sẽ sụt giảm nghiêm trọng, một diện tích lớn đất canh tác trên lãnh thổ  Kazakhstan sẽ biến mất.

 

Ngay tại thời điểm này, tờ “Karavan” đã cho biết là nhà máy thủy điện Irtýhkaia đã không sản xuất đủ khối lượng điện cần thiết do mực nước trong kênh đào Irtis -Caraganda đã xuống thấp, -  thậm chí tại Nga, trên khu vực Omsk,  mực nước sông Irtis cũng đã xuống thấp  buộc chính quyền địa phương phải xây 2 con đập để tạo thành các hồ chứa nước đảm bảo nước uống cho thành phố.

 

Trong bối cảnh như vậy, Trung Quốc vẫn cương quyết không chịu ký Công ước Hensingki về sử dụng và bảo vệ các nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế với các điều khoản quy định rõ quyền  của mỗi quốc gia được sử dụng một tỷ lệ công bằng nguồn nước của các con sông xuyên biên giới và các điều khoản cam kết bảo vệ môi trường của các quốc gia đó (Nga và Kazakhstan đã ký một số thỏa thuận liên chính phủ về cùng sử dụng và bảo vệ các nguồn nước xuyên biên giới, - mới nhất là vào năm 2010). 

 

Tuy ngay từ năm 2008 Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Hồ Cẩm Đào và Tổng thổng Kazakhstan Nursultan Nazabaev đã thống nhất bố trí  tại các con sông xuyên biên giới các trạm quan sát chung có nhiệm vụ cảnh báo về sự xuất hiện các vấn đề môi trường khác nhau và kiểm soát việc lấy nước nhưng mọi việc vẫn dẫm chân tại chỗ.

 

Không những thế, cùng với  việc ngày càng có nhiều hơn các kêu ca về việc giảm nguồn nước về là những bức xúc  về chất lượng nước- công suất sản xuất công nghiệp ngày càng tăng của Tân Cương đã làm tăng khối lượng các chất  thải độc hại xả vào cả hai con sông Irtis và Ile.

 

“Sự suy giảm khối lượng nước các sông xuyên biên giới Ile và Irtis dẫn đến việc làm cạn kiệt các hồ Balkhash và Zaikan, làm biến mất các rừng trong vườn thiên nhiên quốc gia “ Ile Alatay”, Dzungaski và Tarbagatai”, -  đây là tuyên bố của Lãnh đạo dự án bảo tồn thiên nhiên Bakưtzan Bazarbek khi trả lời phỏng vấn của tờ “Megapolis”.

 

Theo quan điểm của ông, nếu như Balkhash lập lại số phận của “Aral”, thì từ đáy của hồ đang khô này, gió sẽ đưa hàng nghìn tấn bụi muối rải khắp cả Miền đông của Kazkahstan. Và như vậy sẽ dẫn đến hậu quả là làm tan chảy các núi băng ở dãy Alatai và các dòng bùn sẽ bùi lấp Alma- Ata. Một hậu quả bi thảm tương tự cũng sẽ xảy ra nếu mực nước sông Irtis giảm xuống.

 

Để có thể tìm được tiếng nói chung với Trung Quốc, Bazarbek cho rằng Kazakhstan cần phải lôi kéo nước thứ ba vào các cuộc đàm phán với Trung Quốc và nứớc thứ ba này do những nguyên nhận khách quan chắc chắn phải là nước Nga (sông Irtis hợp lưu với  sông Obi của Nga –ND). Cũng có thể tác động tới Bắc Kinh  thông qua Tổ chức hợp tác Thượng Hải.

 

Đấy tất cả mới chỉ là thì tương lai. Còn hiện tại, tất cả các cuộc họp của Ủy ban song phương (Trung Quốc – Kazakhstan) đều chỉ kết thúc bằng các tuyên bố khuôn mẫu về việc “đã đạt được tiến bộ nhất định trong việc giải quyết vấn đề nước“.

(Nguồn: Lê Hùng /ĐVO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trung Quốc đã biến Kazakhstan thành sa mạc như thế nào?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI