Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Xây đập trên sông Mê Công sẽ lấy đi nguồn dinh dưỡng của hàng triệu người
(11:38:57 AM 28/08/2012)
Xây đập trên sông Mê Công lấy đi nguồn dinh dưỡng chính của hàng triệu người - Ảnh minh họa
Tác động của các con đập này sẽ không chỉ dừng lại đối với dòng chảy Mê Công, bởi người dân trong khu vực sẽ quay sang phụ thuộc vào nông nghiệp để bù đắp nguồn ca-lo, dinh dưỡng và chất vi lượng từ nguồn lợi thủy sản bị mất đi. Đó là kết luận của một nghiên cứu mới nhất do WWF và Đại học Quốc gia Ôt-x-rây-li-a thực hiện.
Hiện nay có 11 dự án đập được đề xuất xây dựng trên dòng chảy chính của sông Mê Công và 77 dự án đập khác trên toàn bộ lưu vực sông vào năm 2030. Nghiên cứu “Đập trên sông Mê Công: Mất nguồn dinh dưỡng thủy sản và mối quan hệ đối với nguồn đất và nguồn nước” đã tính đến hai kịch bản: sự thay thế nguồn dinh dưỡng thủy sản do ảnh hưởng trực tiếp bởi việc xây dựng 11 đập trên dòng chảy chính, và sự thay thế nguồn dinh dưỡng do ảnh hưởng trực tiếp của việc xây dựng toàn bộ 88 đập.
Theo nghiên cứu, khi tất cả 11 dự án đập trên dòng chính được hoàn thành, nguồn thủy sản sẽ giảm 16%, gây thiệt hại về tài chính ước tính lên tới 476 triệu đô la hàng năm. Nếu tất cả 88 đập được xây dựng, nguồn thủy sản bị mất đi có thể là 37.8%.
Đồng tác giả của nghiên cứu, ông Stuart Orr, cán bộ quản lý Chương trình Nước ngọt của WWF Quốc tế cho rằng các nhà hoạch định chính sách thường không đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của nguồn lợi thủy sản nội địa trong việc đảm bảo an ninh lương thực. Ông cho biết: “Các quốc gia sông Mê Công đang theo đuổi kế hoạch phát triển kinh tế và họ nhìn thấy cơ hội phát triển từ các đập thủy điện. Nhưng trước tiên, các quốc gia này cần phải hiểu một cách đầy đủ và xem xét các giá trị kinh tế và xã hội do dòng chảy Mê Công tự do thực sự mang lại.”
Hạ lưu sông Mê Công, chảy qua các quốc gia Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, được biết tới bởi giá trị đa dạng sinh học cao với hơn 850 loài cá nước ngọt. Nguồn thủy sản này đóng vai trò trọng yếu đối với nguồn dinh dưỡng và kinh tế của khu vực, trực tiếp cung cấp thức ăn và sinh kế cho 80% của 60 triệu dân trong vùng.
Nghiên cứu đồng thời cũng tìm hiểu tác động lên nguồn đất và nguồn nước nếu người dân bắt buộc phải chuyển sang chăn nuôi gia súc, gia cầm và các sinh kế khác để đáp ứng nguồn dinh dưỡng cần thiết. Ngoài 1.350km2 diện tích đất mất do xây đập chứa nước, các quốc gia sẽ mất thêm ít nhất 4.863km2diện tích đất để làm đồng cỏ cho chăn nuôi gia súc nhằm thay thế nguồn dinh dưỡng bị mất từ thủy sản. Nếu tất cả các đập được xây dựng, tổng diện tích cần huy động ước tính sẽ là 24,188km, trong đó 63% dành cho chăn nuôi gia súc.
Nhu cầu về nguồn nước sẽ tăng từ 6% tới 17%. Nhưng những con số này chưa phản ánh được thực tế là nhu cầu của Cam-pu-chia và Lào thậm chí còn cao hơn rất nhiều. Đối với kịch bản thứ nhất, với 11 đập được xây dựng trên dòng chảy chính, Cam-pu-chia sẽ phải mất thêm 29%-64% lượng nước cho nông nghiệp và chăn nuôi; con số này đối với Lào là 12%-24%. Với kịch bản thứ 2, khi 88 đập được hoàn thành, con số này sẽ gia tăng một cách kịch tính: tăng 42%-150% đối với Cam-pu-chia và 18%-56% đối với Lào.
Ông Orr quan ngại: “Các nhà hoạch định chính sách trong khu vực cần phải tự hỏi rằng họ sẽ tìm nguồn nước và đất gia tăng này ở đâu. Dòng Mê Công có thể cung cấp nguồn nước, thực phẩm và nguồn năng lượng.Nếu các chính phủ tập trung vào nguồn năng lượng, sẽ có những tác động thực tế đối với nguồn lương thực, nước – và con người.”
Báo cáo, được đăng trên tạp chí Thay đổi Môi trường Toàn cầu(Global Environmental Change) và được trình bày trong Tuần lễ Nước Toàn cầu tại Stốc-hôm, ra mắt vào đúng thời điểm quan trọng khi cuộc tranh luận về phát triển thủy điện đang diễn ra trong khu vực. Hoạt động xây dựng đang được tiến hành tại công trường đập thủy điện gây nhiều tranh cãi – Xay-a-bu-ri tại Lào, bất chấp quyết định hoãn tiến hành dự án để nghiên cứu thêm do Ủy ban sông Mê Công liên quốc gia đưa ra. Xay-a-bu-ri có thể sẽ là con đập đầu tiên được xây dựng trên dòng chảy chính phía hạ lưu sông Mê Công.
“Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này có thể giúp bổ xung phần nào những thiếu hụt thông tin về các tác động của các con đập,” Tiến sĩ Jamie Pittock, Khoa Chính sách Cộng đồng C-ra-phốt của Đại học Quốc gia Ôt-x-rây-li-a, đồng thời là đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
WWF hối thúc các quốc gia hạ lưu sông Mê Công trì hoãn việc xây dựng đập trong vòng 10 năm để có đủ thời gian thu thập các dữ liệu quan trọng và quyết định đưa ra khi đó sẽ được dựa trên những bằng chứng khoa học và phân tích có cơ sở. WWF khuyến nghị các quốc gia hạ lưu sông Mê Công nên xem xét việc xây dựng nhà máy thủy điện trên các nhánh phụ của sông, nơi dễ tiếp cận hơn và được coi là có tác động nhỏ hơn và ít rủi ro hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.