Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Thứ sáu, 21/02/2025, 16:03:13 PM (GMT+7)
Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
(13:32:00 PM 16/12/2021)(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/12/2021, tại khách sạn Melia, Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo khoa học về “Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức”, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
>> Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam >> Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam >> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
Quang cảnh hội thảo -“Nguồn ảnh: GIZ Việt Nam”
Hội thảo là một phần hoạt động của Dự án “Một số nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng hiệu quả và bền vững phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045” do GIZ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương thực hiện năm 2021, trong khuôn khổ Dự án EVEF, do Liên minh Châu Âu (EU) và Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) đồng tài trợ cho Chính phủ Việt Nam.
Đại diện ban Kinh tế Trung ương, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Đại sứ quan Đức và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đã đống chủ trì Hội thảo, cùng với sự tham gia của gần 50 đại biểu tham dự trực tiếp tại hội trường và hơn 100 đại biểu tham dự trực tuyến tại các điểm cầu, là đại diện các Bộ, Ban ngành Trung ương, đại diện UBND, sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các tập đoàn, tổng công ty trong lĩnh vực năng lượng, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước và các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng.
Tại Hội thảo, nhóm chuyên gia tư vấn Dự án đã trình bày báo cáo kết quả tóm tắt của Dự án và xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới và những kinh nghiệm thực tế của nước Đức; đại diện Lãnh đạo các tập đoàn năng lượng Nhà nước: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã trình bày tham luận về một số định hướng chuyển dịch cơ cấu năng lương của các Tập đoàn trong giai đoạn tới;
Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã tập trung góp ý cho dự thảo báo cáo Dự án, đồng thời thảo luận thêm về các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với tầm nhìn dài hạn về giảm thiểu phát thải các-bon để hướng tới mục tiêu trung hoà các – bon vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP-26. Qua đó, tổng hợp, đề xuất một số khuyến nghị khung chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu năng lượng của Việt Nam hiệu quả, bền vững gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
LÊ PHƯƠNG KHANH
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
-
Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
-
Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
-
Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
-
Đánh giá tác động của các dự án điện gió
-
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
-
Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
-
Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
-
Vì sao Trung Quốc tính chuyện bỏ 40.000 đập thủy điện?
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối hơn 300 năm, có chu vi thân hơn 3 mét, cao 7 mét trong khuôn viên đình chùa thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc, (thuộc huyện Nam Sách – Hải Dương) được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào chiều 16/2/2025.
.jpg)