Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Thủy điện Lai Châu theo đúng tiến độ
(10:18:47 AM 31/01/2012)Công tác di dân tái định cư (TĐC) cũng được tiến hành rất khẩn trương. Các đơn vị liên quan đang tích cực lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ TĐC và dự án đầu tư, thiết kế và triển khai xây dựng công trình hạ tầng tại các khu, điểm TĐC đáp ứng tiến độ di chuyển dân theo tiến độ đã được duyệt.
Công trường Thủy điện Lai Châu - Ảnh Chinhphu.vn
Theo đó nhiệm vụ quan trọng nhất trong năm 2012 là ngăn sông đợt 1 vào cuối tháng 3 và hoàn thành công trình chống lũ năm 2012, Ban Quản lý dự án – đại diện Chủ đầu tư và các đơn vị thi công trên công trường thủy điện Lai Châu đang tích cực đẩy nhanh tiến độ các hạng mục đào hố móng bờ phải, bờ trái; bơm tiêu nước hố móng và đổ bê tông kênh, cống dẫn dòng. Các đơn vị thi công gồm Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Lilama 10, Licogi phải thường xuyên duy trì từ 1.000 đến 1.500 cán bộ công nhân viên trên công trường trong những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Thìn. Ông Nguyễn Hồng Hà, Trưởng ban QL Dự án cho biết, hiện EVN đã chuẩn bị xong hồ sơ mời thầu cung cấp thiết bị cơ điện cho Dự án. Định mức đơn giá cho Thuỷ điện Lai Châu tạm thời áp dụng như Thuỷ điện Sơn La. Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam cũng cam kết bố trí đủ cán bộ và công nhân lành nghề, vật tư, thiết bị, quyết tâm triển khai các hạng mục thi công đúng tiến độ, đảm bảo bảo mục tiêu ngăn sông Đà dự án Thuỷ điện Lai Châu vào cuối tháng 3/2012, đồng thời sớm ký hợp đồng Tổng thầu xây dựng dự án này. Để hoàn thành công trình này, những người thợ ở đây phải đào gần 15 triệu m3, đắp gần 2,6 triệu m3 đất đá, nhiều hơn cả thủy điện Sơn La; đổ trên 3,6 triệu m3 bê tông; 49.465,7 tấn cốt thép; khoan phụt xi măng 82.410 m; lắp đặt 31.833 tấn thiết bị công nghệ. Các nhà thầu đang thực hiện khối lượng đào đất đá hố móng vai trái, vai phải, các hạng mục dẫn dòng thi công giai đoạn 1, bóc phủ và khai thác mỏ đá 1B. Thủy điện Lai Châu được xây dựng ở xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, nằm trong Quy hoạch Điện VI đã được Chính phủ phê duyệt và do EVN làm chủ đầu tư. Nhà máy Thuỷ điện Lai Châu nằm ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà. Công trình có 3 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200MW (3x400MW), sản lượng điện bình quân hơn 4,7 tỷ KWh/năm. Dung tích toàn bộ hồ chứa hơn 1,2 tỷ m3, chiều cao đập lớn nhất 120m. Tổng mức đầu tư sơ bộ trên 32.000 tỷ đồng. Số dân phải di dời, tái định cư là hơn 2.000 hộ (hơn 10.000 người). Nhiệm vụ chủ yếu của thủy điện Lai Châu là cung cấp điện năng cho hệ thống điện quốc gia và tăng cường năng lực phát điện cho hai nhà máy Thủy điện Sơn La và Hòa Bình thêm khoảng 53 triệu kWh/năm. Đầu tháng 1/2011, công trình Thủy điện Lai Châu đã chính thức được khởi công. Dự kiến, công trình hoàn thành vào năm 2017. Ngoài nhiệm vụ cấp điện, dự án còn cấp nước cho đồng bằng sông Hồng vào mùa khô, góp phần thay đổi diện mạo vùng Tây Bắc, một trong những vùng khó khăn nhất cả nước. Tại cuộc họp giao ban của Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La – Lai Châu đầu tháng 12 vừa qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các ngân hàng cần phải triển khai nhanh việc thu xếp vốn để các nhà thầu triển khai tiếp khối lượng thi công, kể cả việc trả lương cho công nhân ăn Tết. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đảm bảo cung cấp kịp thời thiết bị vật tư và và bản vẽ thi công, đồng thời thực hiện đấu thầu quốc tế rộng rãi cung cấp thiết bị cơ điện Dự án thủy điện Lai Châu theo mục tiêu, nhiệm vụ năm 2012. Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh cần phải giám sát và giao ban thường xuyên để chỉ đạo và có giải pháp tháo gỡ kịp thời. Các địa phương phải đặc biệt quan tâm đến việc giao đất sản xuất cho các hộ dân tái định cư để đồng bào đến nơi ở mới ổn định cuộc sống; đồng thời tìm ra mô hình sản xuất thích hợp để bà con yên tâm phát triển sản xuất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.