Thứ năm, 21/11/2024, 14:17:45 PM (GMT+7)

Cây đầu tiên của tỉnh Lai Châu được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(03:27:18 AM 07/03/2024)
(Tin Môi Trường) - Chính quyền và nhân dân xã Tà Mung, huyện Than Uyên, Lai Châu đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định Cây Di sản Việt Nam cho cây Du sam núi đất vào ngày 4/3/2024. Đây cũng là cây đầu tiên của tỉnh Lai Châu được công nhận lả Cây Di sản Việt Nam.

 Cây[-]đầu[-]tiên[-]của[-]tỉnh[-]Lai[-]Châu[-]được[-]công[-]nhận[-]Cây[-]Di[-]sản[-]Việt[-]Nam

PGS.TS. Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam trao Bằng và Quyết định công nhận Cây Di sản Việt nam cho đại diện địa phương.

 

Tham dự buổi lễ trọng thể này có các ông:  Nguyễn Văn Biển, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Lai Châu; Nguyễn Văn Thăng, Chủ tịch UBND huyện Than Uyên; Hoàng Đình Trọng, Trưởng ban Dân vận huyện ủy; Lò Văn Tuyển, Phó Chủ tịch HĐND huyện Than Uyên cùng đại biểu lãnh đạo các phòng, ban, cơ quan chuyên chuyên môn huyện Than Uyên; các lãnh đạo xã Tà mung và đông đảo bà con trong vùng. PGS.TS. Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã thay mặt Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham dự trao bằng và quyết định công nhận Cây Di sản Việt nam cho đại diện địa phương.
 
Phát biểu tại buổi lễ, Ông Phùng Tiến Hưng, Chủ tịch UBND xã Tà Mung cho biết Sự kiện vinh danh và công nhận cây di sản xã Tà Mung không chỉ là sự kiện quan trọng đối với xã Tà Mung, mà nó còn có ý nghĩa sâu sắc về nhân văn đối với tất cả nhân dân các dân tộc xã Tà Mung. Ông cũng bày tỏ sự trân trọng, biết ơn các bậc tiền nhân đã để lại cho hậu thế những di sản quý báu; đồng thời đây cũng là cơ hội để khơi dậy tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân các dân tộc Tà Mung. Bởi dưới tán cây Du sam được công nhận là cây di sản Việt Mam hôm nay còn lưu giữ những câu chuyện gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày và đời sống tâm linh của người Mông nơi đây. Đồng thời ông cũng xin hứa sẽ cùng các cán bộ và nhân dân làm tốt công tác bảo vệ giá trị tài nguyên thực vật, bảo vệ cảnh quan quý và hiếm này, quan tâm phát triển, nhân rộng cây Du Sam ở quanh khu vực cây được công nhận là cây di sản để phát triển thành quần thể cây Du Sam trên địa bàn xã; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường, đặc biệt là cải tạo cảnh quan khu vực cây di sản tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch tại cộng đồng trên địa bàn xã trong thời gian tới.
 
Cây[-]đầu[-]tiên[-]của[-]tỉnh[-]Lai[-]Châu[-]được[-]công[-]nhận[-]Cây[-]Di[-]sản[-]Việt[-]Nam
Khai mở văn bia Cây Di sản Việt Nam
 
Cây Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Mast.) được công nhận Cây Di sản Việt Nam có tuổi đời khoảng 500 tuổi, chu vi gốc là 4,57m, chiều cao trên 20m. Cây mọc ở sườn núi dốc, phía Nam của xã Tà Mung, thuộc khoảnh 8 tiểu khu 514 nằm trong lâm phần rừng sản xuất thuộc UBND xã Tà Mung, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
 
Người Mông ở Tà Mung gọi cây du sam này là cây pơ mu chua. Đây là cây pơ mu chua duy nhất được tìm thấy và bảo tồn ở Tà Mung bây giờ. Trong thời kì chiến tranh, Tà Mung là một trong những nơi giặc Pháp ném bom làm cháy hàng ngàn ha rừng, hủy diệt nhiều loài thực vật, động vật. Cây pơ mu chua ở đây là một trong những cây hiếm hoi còn tồn tại sau chiến tranh với sức sống mãnh liệt, trở thành biểu tượng của núi rừng Tà Mung, có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông.
 
Cây[-]đầu[-]tiên[-]của[-]tỉnh[-]Lai[-]Châu[-]được[-]công[-]nhận[-]Cây[-]Di[-]sản[-]Việt[-]Nam
Cây di sản
 
Theo người già ở đây kể lại, Tà Mung có 2 cây cổ thụ cô độc gồm cây pơ mu chua (cây du sam) và cây gạo ở khu vực trung tâm xã. Họ cho rằng trong cây cổ thụ có thần, mỗi cây là một vị thần cai quản một vùng đất riêng biệt và giúp người dân ngăn chặn phong ba bão táp. Hiện dưới gốc cây du sam vẫn còn một giàn thờ nhỏ làm bằng thân cây rừng là dấu tích người dân từ nhiều đời đã đến thắp hương xin thần cây phù hộ.
B.T
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cây đầu tiên của tỉnh Lai Châu được công nhận Cây Di sản Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI