Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Làm thủy điện trong vùng lõi Vườn Quốc gia Yok Đôn: Lợi bất cập hại!
(15:37:05 PM 05/07/2013)Dự án thủy điện dự kiến được xây dựng tại vùng lõi của Vườn Quốc gia Yok Đôn có tên Thủy điện Drăng Phôk do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Ứng dụng công nghệ mới (gọi tắt là công ty TECCO) ở TP. Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư. Ngày 25-8-2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 1479/TTg-KTN về việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp Vườn Quốc gia Yok Đôn để xây dựng Nhà máy Thủy điện Drăng Phôk. Đến ngày 7-12-2010, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 6404/QĐ-BCT về việc phê duyệt bổ sung quy hoạch bậc thang thủy điện trên sông Sêrêpôk. Nhà máy thủy điện này có công suất thiết kế 28 MW, sản lượng điện bình quân trên 100 triệu Kwh/năm với tổng mức đầu tư gần 740 tỷ đồng. Nếu theo thiết kế ban đầu, sẽ có 63 ha rừng trong vùng lõi thuộc tiểu khu 430, 431 và 451 của Vườn Quốc gia Yok Đôn phải chặt phá để xây dựng các hạng mục liên quan của công trình. Tuy nhiên, theo quy định, chuyển đổi trên 50 ha rừng phải xin ý kiến của Quốc hội nên chủ đầu tư đã làm lại thủ tục chuyển đổi dưới 50 ha rừng thay cho 63 ha rừng như hồ sơ thiết kế ban đầu. Hiện dự án đang thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định phê duyệt. Dự kiến, nếu được thông qua, dự án sẽ khởi công xây dựng tháng 1-2014 và hoàn thành vào tháng 1-2016.
Địa điểm dự kiến làm thủy điện Drăng Phôk thuộc vùng lõi Vườn Quốc gia Yok Đôn, phân khu cần bảo vệ nghiêm ngặt.
Tại tiểu khu 430, 431, 451 - khu vực vùng lõi của Vườn Quốc gia Yok Đôn, địa điểm dự kiến sẽ xây dựng Nhà máy Thủy điện Drăng Phôk, diện tích rừng còn có cấu trúc khá ổn định, nếu không nói là còn “khá nguyên sinh” theo như đánh giá của kiểm lâm viên Bùi Minh Ngọc, Trạm Kiểm lâm số 9 (Vườn Quốc gia Yok Đôn). Nếu đánh giá đây là khu vực rừng nghèo cần chuyển đổi thì cũng không hoàn toàn chính xác. Bởi với diện tích hơn 115 nghìn ha rừng mà Vườn Quốc gia Yok Đôn đang quản lý thì chủ yếu thuộc hệ sinh thái rừng khộp - kiểu rừng thưa có cây họ dầu chiếm ưu thế. Đây cũng là một loại rừng đặc hữu của Tây Nguyên - Việt Nam nói riêng và của vùng Đông Nam Á nói chung. Nếu nói về trữ lượng gỗ trên một diện tích của loại rừng này có thể là ít, nhưng lại có tác dụng rất lớn với môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và chống biến đổi khí hậu. Nhiều năm nghiên cứu về rừng, Phó giáo sư, tiến sĩ Bảo Huy, Trường Đại học Tây Nguyên cho rằng: Đánh giá rừng nghèo hay không, không nên chỉ căn cứ vào trữ lượng gỗ mà còn phải đặt trong điều kiện, đặc tính cụ thể của từng loại rừng. Rừng khộp trữ lượng gỗ ít nhưng lại có giá trị trong bảo tồn đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái. Là người gắn bó với rừng, anh Đỗ Phạm Nguyên, kiểm lâm viên Trạm Drăng Phôk thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn nhận định: Vị trí xây dựng thủy điện nằm trên tiểu khu 430, 431 thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn. Đây cũng là khu vực rừng cây cối đang phát triển, không phải rừng nghèo. Thủy điện xây dựng trong vùng lõi sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn nước cũng như công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Còn với ông Trần Văn Thành, Quyền Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn, cho rằng không nên xây dựng công trình thủy điện ở đây bởi nhiều lý do. Thứ nhất, theo tiền lệ, chưa thấy có công trình thủy điện nào lại xây dựng trong vùng lõi của rừng. Khi đưa con người, phương tiện, máy móc vào khai thác, làm đường sẽ tác động rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng vốn đã nhiều khó khăn, phức tạp. Thứ hai, phát triển kinh tế phải nghiên cứu, gắn với bảo đảm tính bền vững, bảo vệ hệ sinh thái, động thực vật và nguồn nước. Nếu chỉ khảo sát thiết kế, đánh giá đây là rừng nghèo theo trữ lượng gỗ và cần phải chuyển đổi thì chưa đầy đủ, thực tế đối với khu vực rừng này phải đánh giá cả trên quan điểm đa dạng sinh học. “Hoa cây cỏ không có giá trị về gỗ nhưng có giá trị về thức ăn cho các loài động vật, giữ nguồn nước và góp phần giữ gìn hệ sinh thái”, ông Thành khẳng định.
Việc có triển khai dự án thủy điện trong vùng lõi Vườn Quốc gia Yok Đôn hay không, còn đang chờ phê duyệt báo cáo tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tất nhiên, những dự án được xây dựng luôn luôn kèm theo những thuyết minh để đủ sức hấp dẫn. Nhưng dư luận có quyền đặt câu hỏi, việc giải quyết bài toán thiếu hụt điện năng, và theo đó là tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, liệu có cấp thiết đến mức phải xé vùng lõi của Vườn quốc gia, phân khu cần được bảo vệ nghiêm ngặt để làm thủy điện? Trong khi đó, trên dòng sông Sêrêpôk đoạn chảy qua tỉnh Dak Lak có chiều dài 125 km hiện đã có 7 công trình thủy điện đang vận hành.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.