Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
Đẩy nhanh tiến độ di dân tái định cư thủy điện Hủa Na
(11:38:57 AM 26/12/2011)Ðể công trình thực hiện đúng tiến độ đề ra, ngoài cố gắng thu xếp vốn của chủ đầu tư và đẩy mạnh thi công của các nhà thầu, công việc di dân tái định cư (TÐC) vùng lòng hồ có ý nghĩa quyết định.
Bám sát tiến độ
Thủy điện Hủa Na được xây dựng trên địa bàn miền tây Nghệ An, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế phát triển chậm, đời sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, địa chất phức tạp. Sau ngày khởi công, Công ty CP thủy điện Hủa Na (PV POWER HHC) và Ban quản lý dự án đã phối hợp với các nhà thầu khắc phục mọi khó khăn, nhất là về tài chính, đưa ra nhiều giải pháp bảo đảm tiến độ xây dựng. Ðến nay, công tác thiết kế các hạng mục chính như đập dâng, đập tràn, đập phụ, cửa và hầm dẫn nước đã cơ bản hoàn thành. Tổng khối lượng thi công hạng mục đập dâng, đập tràn đạt 370 nghìn m3 trên tổng số 448 nghìn m3, đạt 83%. Hạng mục cửa nhận nước là hạng mục công trình quan trọng liên quan chặt chẽ với thời điểm tích nước lòng hồ, là một trong những hạng mục được đặc biệt quan tâm, tổng khối lượng bê-tông thực hiện đạt 4.700/14.300 m3, bằng 33% kế hoạch tiến độ được duyệt (nguy cơ chậm một tháng). Bên cạnh đó, việc thi công đường hầm dẫn nước với tổng chiều dài 3.813 m, chia làm sáu hướng đào, đến nay nhà thầu Sông Ðà 10 phụ trách thi công với tổng chiều dài 3.360 m, khối lượng thực hiện đạt 2.836 m, còn lại 524 m. Nhà thầu Vinavico thi công tổng chiều dài 453 m, đã thực hiện được 389 m.
Công tác đổ bê-tông nhà máy đến nay đạt 26 nghìn m3/42 nghìn m3, bằng 60% kế hoạch. Ðối với hạng mục này cơ bản đang bám sát tiến độ được duyệt, nhà thầu phấn đấu hoàn thành công tác đổ bê-tông và kết cấu mái che nhà máy trước ngày 30-6-2012.
Về tiến độ chế tạo, cung cấp, lắp đặt thiết bị cho nhà máy, đến nay đã vận chuyển về công trường hai chuyến thiết bị với 144 kiện. Công tác lắp đặt buồng xoắn bắt đầu triển khai từ đầu tháng 11, dự kiến kết thúc vào cuối tháng 12. Công tác gia công chế tạo thiết bị trong nước đạt hơn 80% khối lượng công việc, các nhà cung cấp đang tổ chức vận chuyển lên công trường, dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 12.
Ðể chuẩn bị cho ngày vận hành phát điện nhà máy, việc xây lắp đường dây 220 kV Hủa Na - Thanh Hóa đang được tiến hành khẩn trương. Ðã thực hiện xong việc giải phóng mặt bằng (GPMB) các vị trí móng cột. Tiếp tục kiểm đếm, lập phương án đền bù GPMB hành lang an toàn lưới điện, đến nay đã đổ bê-tông được 201/206 vị trí trụ móng; lắp dựng 129/208 cột thép...
Công tác di dân tái định cư chậm
Công tác lập quy hoạch bồi thường GPMB xây dựng các khu TÐC và di chuyển dân vùng lòng hồ được triển khai đồng thời với quá trình xây dựng nhà máy nhưng đến nay tiến độ thực hiện chậm. Ðã hoàn thành công tác kiểm kê hiện trạng được 16/16 điểm; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ được 12/16 điểm; hoàn chỉnh phương án bồi thường điểm TÐC Huôi Tùm và Na Hứm. Khu vực lòng hồ đã phê duyệt phương án hỗ trợ và chi trả cho 2/14 bản, đồng thời lập và công khai phương án bồi thường, hỗ trợ 9/12 bản còn lại thuộc các xã Ðồng Văn, Thông Thụ. Theo đánh giá của Ban quản lý dự án, công tác bồi thường, GPMB triển khai rất chậm.
Công tác xây dựng các điểm TÐC đã phê duyệt quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng công trình tại 14/16 điểm TÐC; hoàn thành 100% hồ sơ thiết kế và dự toán các hạng mục công trình tại 12/14 điểm. Ðã triển khai thi công 12/16 điểm TÐC, trong đó có ba điểm hoàn thành cơ bản là Piêng Cu, Huôi Sin, Huôi Lạn. Các điểm TÐC còn lại đang triển khai thi công các hạng mục như san lấp mặt bằng; xây dựng hệ thống giao thông; cấp nước sinh hoạt và hệ thống cấp điện chính. Ðến nay việc xây dựng nhà TÐC mới đạt 17% khối lượng công việc. Các công trình công cộng như Trường tiểu học 1, Trường THCS xã Ðồng Văn; trường mầm non, nhà sinh hoạt cộng đồng và lớp học ở các điểm TÐC Piêng Cu, Huôi Sin, Huôi Lạn đang triển khai theo tiến độ. Theo đánh giá, tiến độ thi công chậm năm tháng so kế hoạch do nguyên nhân chính là không có mặt bằng thi công. Ðiểm đáng quan tâm nhất hiện nay là công tác tổ chức di dân đang rất chậm, mới di chuyển được 122/1.331 hộ dân ra khỏi vùng lòng hồ, bằng 9% kế hoạch. Việc chi trả bồi thường, hỗ trợ đối với các điểm TÐC chưa hoàn thành. Theo kế hoạch, quý IV-2011 chi trả khoảng 242 tỷ đồng đến tháng 11 mới giải ngân 25 tỷ đồng. Kết quả này so kế hoạch đề ra chậm hơn sáu tháng. Ðể bù đắp tiến độ GPMB và TÐC, quyết tâm của chủ đầu tư, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và huyện Quế Phong đến ngày 31-12-2011 sẽ di dời 579 hộ dân đến các điểm TÐC; trước ngày 30-5-2012 di chuyển toàn bộ các hộ dân nằm dưới cao trình 226 m (khoảng hơn 900 hộ) để hoàn thành toàn bộ việc di chuyển 1.331 hộ dân trước ngày 30-8-2012.
Ðể đạt được các mốc tiến độ đề ra trong điều kiện quỹ thời gian còn lại không nhiều, đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt, tập trung của lãnh đạo tỉnh Nghệ An và huyện Quế Phong, thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho công tác TÐC. Trong đó, đề nghị UBND tỉnh Nghệ An xem xét, bổ sung, sửa đổi và điều chỉnh kịp thời một số đơn giá đất, bồi thường nhà, cây lâu năm, cây ăn quả... Các sở, ban, ngành liên quan phối hợp cùng huyện Quế Phong tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân, cán bộ, đảng viên tạo sự đồng thuận trong công tác bồi thường GPMB và TÐC. Tổ chức thi công đồng loạt các hạng mục công trình phục vụ đời sống, sinh hoạt và sản xuất ở các điểm TÐC. Trong đó ưu tiên xây dựng trước hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình công cộng. Khẩn trương rà soát lại năng lực các nhà thầu thi công, nếu đơn vị nào thường xuyên chậm tiến độ, năng lực thiết bị, máy móc thi công không bảo đảm phải được thay thế. Song song với xây dựng các khu TÐC bảo đảm nơi ăn, chốn ở cho người dân cần triển khai thực hiện kế hoạch khai hoang, xây dựng đồng ruộng, chia đất và giao đất cho các hộ TÐC để họ có điều kiện bắt tay sản xuất, ổn định cuộc sống. Ðồng thời tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng công trình và tiến độ xây dựng các khu TÐC.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
- Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
- Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
- Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
- Đánh giá tác động của các dự án điện gió
- Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
- Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
- Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
- Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.