»

Thứ bảy, 18/01/2025, 12:29:51 PM (GMT+7)

Đầm phá Tam Giang chống lũ cho thành phố Huế

(08:14:54 AM 11/01/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Ngày 10/1, tại thành phố Huế, UBND tỉnh Thừa thiên - Huế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phối hợp với dự án Tăng cường năng lực xã hội ứng phó với thiên tai tại khu vực miền Trung (gọi tắt là JICA) tổ chức hội thảo quốc gia về "Sử dụng đầm phá Tam Giang chống lũ cho thành phố Huế và phát triển bền vững".


Ảnh minh họa



Hội thảo đánh giá: Qua nghiên cứu lũ cho hạ du lưu vực sông Hương cho thấy nếu chỉ sử dụng các hồ chứa ở thượng lưu như Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền... cắt lũ cho hạ du, thì chỉ có thể hạ thấp mực nước lũ trên sông Hương đến một mức độ nhất định. Khi đó thành phố Huế vẫn bị ngập trong nước lũ 0,6 m. Mưa lũ sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, xã hội vùng hạ du và đặc biệt là thành phố Huế. Nhiều di tích thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế, vốn được UNESCO công nhận là di sản văn hoá bị ngập trong lũ. Mặt khác, cùng với sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ tác động không nhỏ đến thành phố Huế, theo tính toán sơ bộ sẽ làm mực nước lũ trên các triền sông Hương dâng lên từ 0,3 đến 0,35 m.

Hội thảo đề xuất việc sử dụng hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, với diện tích hơn 22.000 ha mặt nước trong việc tham gia điều tiết để giảm lũ cho hạ du sông Hương. Muốn vậy, phải thực hiện đồng bộ giữa việc nạo vét, mở rộng các trục thoát lũ từ thành phố Huế theo chiều dòng chảy của sông Hương; đồng thời nghiên cứu xây dựng hệ thống cống điều tiết trên đầm phá. Nếu làm tốt điều này, có thể hạ thấp được mực nước lũ tại Kim Long (Huế) khoảng 0,45m; vị trí tại cầu Phú Xuân - Huế mực nước cũng giảm khoảng 0,49m…

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã nghe trình bày của JICA về dự án Quản lý thiên tai tại miền Trung: mô hình lũ và kết quả, cùng các ví dụ về sử dụng đầm phá trong điều tiết lũ của Nhật Bản. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế trình bày về hiện trạng khai thác, sử dụng đầm phá Tam Giang trong điều tiết lũ và hướng phát triển, khai thác, sử dụng tổng hợp hệ thống ven đầm phá phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.../.


Quốc Việt (TTXVN)
Từ khóa liên quan: đầm phá, Tam Giang, Huế
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đầm phá Tam Giang chống lũ cho thành phố Huế

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI