Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa
Hội thảo đánh giá: Qua nghiên cứu lũ cho hạ du lưu vực sông Hương cho thấy nếu chỉ sử dụng các hồ chứa ở thượng lưu như Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền... cắt lũ cho hạ du, thì chỉ có thể hạ thấp mực nước lũ trên sông Hương đến một mức độ nhất định. Khi đó thành phố Huế vẫn bị ngập trong nước lũ 0,6 m. Mưa lũ sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, xã hội vùng hạ du và đặc biệt là thành phố Huế. Nhiều di tích thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế, vốn được UNESCO công nhận là di sản văn hoá bị ngập trong lũ. Mặt khác, cùng với sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ tác động không nhỏ đến thành phố Huế, theo tính toán sơ bộ sẽ làm mực nước lũ trên các triền sông Hương dâng lên từ 0,3 đến 0,35 m.
Hội thảo đề xuất việc sử dụng hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, với diện tích hơn 22.000 ha mặt nước trong việc tham gia điều tiết để giảm lũ cho hạ du sông Hương. Muốn vậy, phải thực hiện đồng bộ giữa việc nạo vét, mở rộng các trục thoát lũ từ thành phố Huế theo chiều dòng chảy của sông Hương; đồng thời nghiên cứu xây dựng hệ thống cống điều tiết trên đầm phá. Nếu làm tốt điều này, có thể hạ thấp được mực nước lũ tại Kim Long (Huế) khoảng 0,45m; vị trí tại cầu Phú Xuân - Huế mực nước cũng giảm khoảng 0,49m…
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã nghe trình bày của JICA về dự án Quản lý thiên tai tại miền Trung: mô hình lũ và kết quả, cùng các ví dụ về sử dụng đầm phá trong điều tiết lũ của Nhật Bản. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế trình bày về hiện trạng khai thác, sử dụng đầm phá Tam Giang trong điều tiết lũ và hướng phát triển, khai thác, sử dụng tổng hợp hệ thống ven đầm phá phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.../.