Môi trường
Vụ công trình bôxit Tân Rai rò rỉ hóa chất: Nhà thầu cẩu thả
(09:00:48 AM 23/09/2011)
Khu pha chế xút ở nhà máy alumin thuộc tổ hợp bôxit - nhôm Lâm Đồng, nơi được lãnh đạo nhà máy cho rằng các bao xút rắn sau khi pha chế xong để ngoài trời bị nước mưa tạt vào làm nước nhiễm xút tràn ra khu dân cư - Ảnh: Thuận Thắng |
Ông Lễ cung cấp cho chúng tôi một báo cáo của BQLDA gửi UBND tỉnh Lâm Đồng và Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN đề ngày 14/9 do ông ký. Theo đó, xác định nguyên nhân của “sự cố” là do sơ suất của công nhân pha xút rắn tại bể pha đã để bao bì đựng xút ngoài trời không được che chắn, khi trời mưa rửa trôi lượng xút dính trong bao bì và do công nhân không cẩn thận đã làm vương vãi mà chưa kịp xử lý.
“Đây chỉ là sơ suất do phía công nhân người VN của nhà máy thôi, chứ bể xút xây bằng bêtông chống kiềm mác 300 làm sao rò rỉ được” - ông Lễ nói.
Nhìn tận mắt bể pha xút
Chiều cùng ngày, chúng tôi được ông Duyên Anh - cán bộ phụ trách vật tư của BQLDA - hướng dẫn vào tham quan khu vực tập kết và pha xút. Khu vực này rộng gần 1.000m2, nền ximăng, trong đó một phần có mái che. Bên trong phần có mái che là chỗ tập kết những bao xút rắn loại 25kg/bao và bể pha dung tích 200m3.
Những bao xút này, tổng cộng khoảng 20 tấn, được chất ngay trên nền ximăng đọng nước mưa, dù trước đó thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường Lâm Đồng đã nghiêm cấm không được để nước mưa chảy tràn vào nơi chứa các hóa chất, nhất là nơi chứa xút.
Kết luận của thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường Lâm Đồng ngày 8-9 ghi nhận: một số vị trí trên thành bể gạch ốp bị sạt lở, một số vị trí thành và đáy bể bị ăn mòn tạo ra các khe hở; khu vực kho và bể pha xút không có biển cảnh báo nguy hiểm.
Trong báo cáo cung cấp cho phóng viên, BQLDA cho biết đã yêu cầu nhà thầu Chalieco khắc phục sự cố sạt lở gạch ốp bao xung quanh bể và trang bị biển báo nguy hiểm tại bể và kho xút theo yêu cầu của Sở Tài nguyên - môi trường.
Tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên, một số vị trí vẫn còn bong tróc, một số vị trí ở đáy bể còn loang lổ. Bên hàng rào quanh bể pha có treo ba tấm gỗ vuông nhỏ sơn đen, không có chữ nào cho thấy đây là biển cảnh báo. Nền ximăng ở một góc bể pha xút không có mái che và không có xây thành chắn xung quanh nên nước mưa tạt vào và chảy ngược ra bên ngoài.
Theo ông Duyên Anh, chính vị trí này trước đây các công nhân chất bao bì đựng xút và khi mưa đã làm xút tồn dư tan chảy cuốn ra bên ngoài theo đường thoát nước mưa.
Chỉ giám sát một tháng hai kỳ
Trả lời câu hỏi về hoạt động của tổ giám sát đặc biệt do Bộ Tài nguyên - môi trường chỉ đạo thành lập để giám sát quá trình xây dựng và vận hành nhà máy, ông Huỳnh Văn Chín, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Lâm Đồng, cho hay tổ chỉ hoạt động một tháng hai kỳ. Sự cố vừa rồi do Phòng tài nguyên - môi trường huyện Bảo Lâm phát hiện theo phản ảnh của người dân và doanh nghiệp địa phương. Sau đó Sở Tài nguyên - môi trường đã báo cáo UBND tỉnh và có thông tin lên Bộ Tài nguyên - môi trường.
“Đây là công việc của địa phương nên chỉ thông tin để bộ biết chứ không báo cáo chính thức cho bộ” - ông Chín nói. Cũng theo ông Chín, hiện cơ quan chức năng chưa tiến hành đánh giá ảnh hưởng của sự cố đối với khu vực dân cư bên ngoài, cũng như chưa thống kê thiệt hại mà người dân phản ảnh.
Cùng ngày, ông Bùi Cách Tuyến, thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường kiêm tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, xác nhận bộ có được Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Lâm Đồng thông tin về sự cố trên. “Ở tỉnh báo là có sự việc nhưng mức độ cũng không đáng kể, cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền” - ông Tuyến nói.
“Còn hoạt động của tổ giám sát của Bộ Tài nguyên - môi trường như thế nào? Sau sự cố này bộ có chỉ đạo gì về công tác giám sát?” - chúng tôi hỏi. Ông Bùi Cách Tuyến cho biết tổ giám sát của bộ vẫn hoạt động nhưng chủ yếu tập trung giám sát những phần việc lớn như xây dựng hồ bùn đỏ.
“Chúng tôi sẽ chỉ đạo tổ giám sát, cơ quan chức năng địa phương và yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, tránh để xảy ra những sự cố tương tự” - ông Tuyến khẳng định.
Xin miễn giảm mức phạt hành chính
Trong báo cáo gửi UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 14-9, BQLDA cho biết kết quả đo chất lượng nước tại các cống xả ra môi trường, nước đã không còn đục, không có mùi và độ pH đã ổn định ở mức 6-7. BQLDA đã yêu cầu nhà thầu Chalieco tuyệt đối không được xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Ban cũng cam kết “không để tái diễn tình trạng vừa qua”.
Dù việc xử lý vi phạm hành chính đối với sự cố vừa qua còn đang được cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng xem xét, nhưng trong báo cáo này BQLDA đã chủ động “kính đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét miễn giảm mức phạt hành chính đối với sự cố môi trường này”.
Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiến hành kiểm tra, xác định hành vi và mức độ sai phạm trong công tác bảo vệ môi trường tại dự án tổ hợp bôxit - nhôm Lâm Đồng. UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit - nhôm Lâm Đồng thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung tại kết luận thanh tra ngày 8-9 của Sở Tài nguyên - môi trường Lâm Đồng, giao Sở Tài nguyên - môi trường tiếp tục kiểm tra xác định hành vi và mức độ sai phạm trong công tác bảo vệ môi trường tại dự án tổ hợp bôxit - nhôm Lâm Đồng để xử lý theo quy định.
N.TRIỀU - T.NGUYÊN |
NGUYỄN TRIỀU (Tuổi Trẻ)
Ý kiến bạn đọc về: Vụ công trình bôxit Tân Rai rò rỉ hóa chất: Nhà thầu cẩu thả
-
LÊ HOÀNG NGUYÊN (10:03:38 AM 23/09/2011)NÊN DỪNG NGAY NHÀ MÁY ĐỂ TRÁNH HẬU HỌA
Không còn gì nghi ngờ nữa , dù có tài thánh đến đâu nhà máy sẽ không thể nào tránh được rò rỉ , với cái đà này thì thị trấn này sẽ bị ô nhiểm và hàng triệu cư dân trong lưu vực sông Đồng Nai sẽ hưởng hết .Giải pháp thông minh và khôn ngoan lúc này là nên dừng ngay , càng kéo dài càng lún sâu vào sai lầm và sẽ phải trả giá rất đắt
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.